Bài 2: Chính sách bất cập hay cán bộ hành sự máy móc?

09:00 04/04/2017
Đã có nhiều hồ sơ bị xếp trong ngăn tủ nhiều năm, thậm chí cả mấy chục năm. Đã có những cựu binh, những người thân mòn mỏi chờ đợi một sự ghi nhận xứng đáng. Thế nhưng, họ thất vọng, nản chí khi mọi nỗ lực dường như bị chặn lại bởi “rào cản” của các thủ tục hành chính.

Có khi đường đi của hồ sơ lại bị “tắc” do quy định, do bất cập của các văn bản chính sách ưu đãi người có công. Cũng không tránh khỏi nhiều trường hợp cán bộ hành sự máy móc.

Vượt nghìn cây số xin xác nhận

Báo CAND đã từng phản ánh về một trường hợp điển hình ở tỉnh Thái Bình. Đó là ông Hà Duy Nguyên  ở xã Thái Dương, huyện Thái Thụy - một người cựu binh bị thương gần nửa thế kỷ với mảnh đạn găm trong đầu nhưng chưa được công nhận là thương binh. Trong bộ hồ sơ mà ông Nguyên cung cấp cho chúng tôi đã thể hiện rõ quá trình chiến đấu của ông.

Năm 1973, ông bị thương khi đang chiến đấu tại rừng Tám Ngàn và được đưa vào điều trị ở trạm xá dã chiến rừng U Minh cùng mảnh đạn găm trong đầu. Sức khỏe ổn định, ông về đơn vị H5, Đoàn 195, Quân khu 9, tiếp tục chiến đấu ở An Giang cho đến ngày giải phóng. Sau 30-4-1975, đơn vị ông đóng ở Cần Thơ rồi hơn 1 năm sau ông phục viên trở về địa phương.

Năm 2007, ông làm đơn gửi UBND xã Thái Dương kèm theo một số giấy tờ như giấy chứng nhận bị thương, chứng thực của đồng đội cùng chiến đấu… đề nghị chứng nhận thương binh. 

Mặc dù còn mảnh đạn trong đầu, nhưng ông Hà Duy Nguyên chưa được công nhận là thương binh sau nhiều năm làm hồ sơ đề nghị.

Nhiều năm chờ đợi trong mòn mỏi, đến năm 2014, cán bộ xã mới hướng dẫn ông hoàn thiện giấy tờ để làm thủ tục. Thế rồi, qua các cấp xét duyệt và thẩm định, hồ sơ của ông vẫn chưa hoàn thiện chỉ vì giấy chứng nhận bị thương của ông do đơn vị nơi ông công tác dấu mờ, một số nội dung không rõ.

Để “xác nhận” lại giấy chứng thương, giữa năm 2016, một cựu binh nay đã gần 70 tuổi , sức khỏe yếu, hoàn cảnh gia đình khó khăn mang theo khoản lộ phí ít ỏi phải lặn lội hàng ngàn cây số từ Thái Bình vào Cần Thơ, tìm đến Quân khu 9 để xin giấy xác nhận theo hướng dẫn.

Ngày 11-7-2016, Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Quân khu 9 có Văn bản số 03/GXN xác nhận quá trình công tác của ông Nguyên trong quân đội do Đại tá Phan Văn Chương, Tham mưu trưởng Cục Hậu cần ký. 

Theo xác nhận, thời gian công tác của ông Nguyên có trong hồ sơ lưu trữ của đơn vị đúng như ông đã trình bày. Sau khi có xác nhận trên, ông Nguyên đã gửi hồ sơ đến UBND xã Thái Dương để tiếp tục làm chế độ.

Ở xã Thái Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình còn có 4 người khác đề xuất giải quyết chính sách cùng đợt với ông Hà Duy Nguyên là ông Đinh Văn Mạnh, ông Đào Hồng Chương, ông Đào Văn Thắng và ông Phạm Tiến Dũng. Nhưng trong đó có trường hợp khó có căn cứ giải quyết, có trường hợp có thể giải quyết được nhưng còn nhiều thủ tục giấy tờ.

Chậm do cả chính sách và người thực hiện

Tỉnh Thái Bình là một trong những địa phương còn tồn đọng nhiều hồ sơ người có công nhất trên cả nước. Trong hai năm 2014 - 2015, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.

Kết quả tổng rà soát cho thấy, toàn tỉnh có 100.666 đối tượng hưởng đúng, hưởng đủ chế độ, chính sách, chiếm tỷ lệ 98,37%; 292 trường hợp hưởng chưa đầy đủ chế độ, chính sách, chiếm tỷ lệ 0,28%; 1.342 trường hợp đề nghị xác nhận người có công, chiếm tỷ lệ 1,31%; có 30 trường hợp hưởng sai chế độ, chính sách, chiếm tỷ lệ 0,029%.

Nói về những khó khăn trong quá trình giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng, ông Nguyễn Văn Bái, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, vấn đề khó khăn nhất chính là người tham gia quân đội phục viên, xuất ngũ nhưng lại không giữ được giấy tờ và không có người làm chứng.

Để giải quyết tình trạng này, liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quốc phòng đã ban hành Thông tư 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.

Đối với hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ, theo ông Bái, nhiều trường hợp danh sách thờ cúng liệt sỹ ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì có tuy nhiên giấy báo tử, Bằng Tổ quốc ghi công lại không có. Đặc biệt, một số văn bản của Trung ương quy định không phù hợp với phong tục tập quán của địa phương nên khó giải quyết chế độ cho người đề nghị.

Dẫn ra một trường hợp đề nghị truy tặng, phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở Thái Bình, ông Bái cho biết, theo quy định thì con gái có quyền đứng ra làm hồ sơ đề nghị cho liệt sỹ. Tuy nhiên, trường hợp này, 2 người con gái sau nhiều lần họp gia đình vẫn chưa thể thống nhất ai sẽ là người đứng ra làm hồ sơ trong khi người thờ cúng lại là cháu đích tôn. Đó cũng là vướng mắc khi giải quyết chính sách.

Ngoài vướng mắc về chính sách, không thể nói đến một nguyên nhân khác đó là trách nhiệm của bộ phận những người thực thi công vụ chưa cao. Họ  tắc trách, vô cảm trước hoàn cảnh của các cựu binh, những người đã bỏ xương máu cho nền hòa bình mà họ đang được hưởng.

Theo dõi toàn bộ quá trình đề nghị công nhận chế độ thương binh kéo dài đã ròng rã gần 10 năm của ông Hà Duy Nguyên ở xã Thái Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, chúng tôi nhận thấy rằng, cách giải quyết của một số cán bộ cấp huyện và cấp xã còn thiếu tích cực, chưa làm tròn trách nhiệm.

Ngay từ năm 2007, ông Hà Duy Nguyên đã làm đơn gửi UBND xã Thái Dương kèm theo một số giấy tờ như giấy chứng nhận bị thương, chứng thực của đồng đội cùng chiến đấu… đề nghị chứng nhận thương binh. Nộp đơn và chờ đợi nhiều năm ông không thấy hồi âm. Ngót nghét 7 năm sau, năm 2014, cán bộ xã mới hướng dẫn ông hoàn thiện giấy tờ để làm thủ tục.

Trả lời Báo CAND về sự chậm trễ này, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thái Thụy cho biết, trước năm 2014, đơn vị này không nhận được hồ sơ hoặc ý kiến của ông Nguyên mà việc đề nghị mới dừng ở cấp xã.

Trước đó nhiều năm, ông Nguyên đã có đơn đề nghị gửi UBND xã Thái Dương nhưng không được giải quyết mà ông được trả lời là “chưa có đợt”. Nếu như ông Nguyên cứ chờ đợi thì chẳng biết hồ sơ của ông sẽ bị cất vào tủ đến bao giờ, và chẳng biết đến cuối đời liệu ông có được hưởng chế độ mà lẽ ra ông phải được bù đắp từ lâu hay không?

Cũng chính vì sự tắc trách, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chuyên trách trong việc giải quyết hồ sơ người có công nên không ít người đã chọn cho mình đường tắt để tránh thiệt thòi mà vô tình tiếp tay cho đối tượng vi phạm pháp luật. Vì thế mà một số người lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước, gây tội để rồi phải đứng trước vành móng ngựa. Vấn đề này chúng tôi sẽ phản ánh ở bài sau.

Ông Nguyễn Văn Bái, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Bình cho biết, trong số 1.342 hồ sơ người có công tồn đọng của tỉnh Thái Bình có 276 hồ sơ đề nghị truy tặng, phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 91 hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ ; 282 hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh; 2 hồ sơ đề nghị xác nhận bệnh binh… Tính đến thời điểm hiện nay, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Bình đã giải quyết 799 hồ sơ, đạt tỷ lệ 70,3%. 
Nguyễn Hương – Việt Hà

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文