Bãi tập kết cát trái phép tồn tại gần 2 năm, chính quyền nói không biết

10:57 23/04/2021
Một bãi tập kết cát trái phép khổng lồ lên đến hàng chục nghìn m3 ngang nhiên tồn tại gần 2 năm nhưng chính quyền địa phương lại cho rằng, do lực lượng “mỏng” nên không phát hiện được.


Ngày 23/4, ông Hoàng Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngay sau khi nhận được tin phản ánh của báo chí, xã đã phối hợp cùng đoàn liên ngành của huyện tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với chủ bãi tập kết cát trái phép của Tập đoàn khoáng sản Hải Anh.

Theo ông Dũng, bãi tập kết cát trái phép này chỉ cách Quốc lộ 29 khoảng 100m, nằm trên địa giới hành chính của buôn Ea Púk, xã Ea Sô. “Đây chỉ là bãi tập kết cát của Tập đoàn khoáng sản Hoàng Anh. Tập đoàn này có một mỏ cát tại thôn 4, xã Ea Sô, nằm cách bãi tập kết khoảng 15km. Sau khi cát được khai thác, đơn vị này đã dùng xe vận chuyện về bãi. Ngoài ra, theo tìm hiểu của địa phương, đơn vị này còn dùng nhiều xe có trọng tải lớn vận chuyển cát từ 2 mỏ cát khác nằm ở tỉnh Gia Lai và Phú Yên về”, ông Dũng thông tin.

Bãi tập kết cát trái phép lên đến hàng nghìn chục nghìn m3 và đã tồn tại gần 2 năm nhưng chính quyền địa phương nói “không biết”

Khi phóng viên đặt câu hỏi, việc Tập đoàn khoáng sản Hải Anh dùng xe trọng tải lớn để vận chuyển cát làm hư hỏng đường, gây bức xúc cho người dân thì ông Dũng cho biết thêm, việc xử phạt, xử lý về xe quá khổ, quá tải không thuộc thẩm quyền của xã. “Việc này xã cũng biết được nhưng không có chức năng, thẩm quyền xử lý. Xã cũng đã nhiều lần làm đề nghị lên trên và các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhưng không thấy xử lý gì”, ông Dũng nói thêm.

Xe có tải trọng lớn liên tiếp vận chuyển cát vào bãi

Cũng theo ông Dũng, bãi tập kết cát này được Tập đoàn khoáng sản Hải Anh mua lại đất của một người dân nhưng đất này chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, như vậy là sai hoàn toàn. “Vào tháng 3/2020, trước phản ánh của người dân, xã cũng đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử phạt hành chính và buộc Tập đoàn khoáng sản Hải Anh phải di dời bãi tập kết cát, phục hồi lại nguyên trạng nhưng đơn vị này vẫn không chấp hành”, ông Dũng nói thêm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, bãi tập kết cát này đã tồn tại gần 2 năm. Bãi có diện tích gần 1.300m2. Ngoài ra, trên thửa đất này, t Tập đoàn khoáng sản Hải Anh còn tự ý xây dựng nhà điều hành gần 53,2m2 và một khu nhà tiền chế hơn 150m2 để làm bếp, khu vệ sinh. Để vận chuyển cát từ mỏ cát tại thôn 4 và 2 mỏ cát tại tỉnh Gia Lai và Phú Yên về, Tập đoàn khoáng sản Hải Anh đã dùng nhiều loại xe chuyên dụng, vượt tải trọng cho phép gây hư hỏng đường giao thông. Sau khi cát được tập kết tại đây, cát sẽ được phân phối bán lại cho các đại lý, tư nhân trên địa bàn huyện Ea Kar, Krông Năng và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động mua bán, vận chuyển cát vẫn diễn ra rầm rộ mặc cho chính quyền địa phương lập biên bản xử lý

Liên quan đến vụ việc, chiều 22/4, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Duẩn, Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ea Kar xác nhận, ngay trong chiều 20/4, huyện đã thành lập đoàn liên ngành đi kiểm tra bãi cát trái phép của Tập đoàn khoáng sản Hải Anh.  

Theo ông Duẩn, sau khi có phản ánh của phóng viên báo chí, ông đã thành lập đoàn gồm các ngành Tài nguyên môi trường, thuế, Công an… để kiểm tra thực tế bãi cát này. “Đến thời điểm kiểm tra, Tập đoàn khoáng sản Hải Anh chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp (hoặc đất tập kết vật liệu xây dựng) nhưng đã tập kết hàng ngàn m3 cát tại buôn Ea Puk. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm để tham mưu UBND huyện ra quyết định xử phạt hành chính. Ngoài bị xử phạt bằng tiền thì Tập đoàn khoáng sản Hải Anh buộc phải khắc phục lại hiện trạng ban đầu. Tập đoàn này cũng không được tập kết cát tại đây nữa cho đến khi có giấy phép”, ông Duẩn nói.

Xe tải trọng lớn vẫn vào bãi "ăn" cát (Ảnh chụp chiều 22/4)

Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi lý do vì sao một bãi tập kết cát trái phép tồn tại quá lâu nay mới bị xử lý, ông Duẩn nói do đơn vị nhân sự “mỏng”, địa bàn rộng nên không thể nắm bắt hết tất cả các vi phạm. “Chúng tôi đã yêu cầu các xã phải nâng cao việc theo dõi, kiểm tra để ngăn chặn các vi phạm tương tự”, ông Duẩn nói.

Văn Thành

Để xử lý dứt điểm hơn 300 dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài, tỉnh Hà Tĩnh sẽ kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, chậm trễ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao trong giải quyết các vấn đề liên quan.

Liên quan đến vụ huy động hơn 3.700 tỷ đồng và mất khả năng thanh toán xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI, chiều nay (18/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Quang Hoàng (SN 1988, Tổng Giám đốc), và Trần Thị Mỹ Hạnh (SN 1992, Trưởng phòng ngân quỹ công ty) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Dù liên tục lao dốc trong 2 tuần qua, nhưng vàng vẫn chưa từng đánh mất sức hấp dẫn của mình. Mỗi khi giá kim loại quý tăng hoặc giảm mạnh, thị trường đều "dậy sóng", người người nhà nhà nhộn nhịp giao dịch. Cơ quan điều hành khẳng định sẽ đưa ra các giải pháp khiến vàng không trở thành mặt hàng hấp dẫn để đầu cơ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文