Cần Thơ: Đất có chủ quyền thành "đất công"

21:53 09/04/2007
Nhiều hộ dân ở khu vực chợ Cầu Nhiếm (ấp Tân Long, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị chính quyền cho là "đất công", phải buộc đóng phí sử dụng đất 600 nghìn đồng/m2.

Khu vực chợ Cầu Nhiếm trước đây thuộc ấp Tân Long, xã Tân Thới, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Từ năm 2004, khi chia tách đơn vị hành chính, ấp Tân Long, xã Tân Thới thuộc huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.

Nguồn gốc đất rõ ràng, có giấy tờ hợp pháp!

Theo đơn trình bày và những giấy tờ chứng minh của 29 hộ dân ở khu vực chợ Cầu Nhiếm thì hầu hết các hộ dân này sống và sử dụng đất hợp pháp trước giải phóng. Sau năm 1975, lần lượt 29 hộ dân được UBND huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Cần Thơ (cũ) cấp GCNQSDĐ (giấy trắng). Sau đó, các hộ dân này thực hiện đổi GCNQSDĐ mới (sổ đỏ) theo đúng quy định.

Sau khi cấp sổ đỏ, toàn bộ giấy tờ cũ bị cán bộ địa chính giữ lại. Khi nhận được sổ đỏ, một số hộ phát hiện ra đất thực tế và diện tích thể hiện trong sổ đỏ khác nhau. Cụ thể, có 22 hộ bị "cắt" một diện tích lớn, phía nằm tiếp giáp với tỉnh lộ 923 (đối diện với chợ Cầu Nhiếm) còn 7 hộ, khi làm sổ đỏ vẫn còn giữ đúng số thửa, diện tích đất như ban đầu (phần mặt tiền vẫn giáp với tỉnh lộ 923) nhưng vẫn bị cho là đất công.

Người dân bức xúc trình bày với phóng viên.

Ông Lương Văn Dịnh, hộ dân được cấp sổ đỏ, bức xúc nói: "Gia đình tôi sống ở đây từ trước năm 1975, sau khi tiếp thu, chính quyền địa phương đo đạc và cấp GCNQSDĐ cho tôi là 265m2, khi làm thủ tục đổi sổ đỏ, giấy đỏ mới cũng thể hiện đủ, đúng diện tích như ban đầu.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, UBND xã đã 3 lần mời tôi lên thông báo trong diện tích 265m2 đất của tui có phần đất công. Phần đất công tính từ giáp tỉnh lộ 923 vào 8m, buộc tôi phải đóng 600 nghìn/m2 là thu tiền sử dụng đất công. Nếu không thực hiện, chính quyền sẽ thu lại phần đất trước nhà để  xây kiốt cho thuê".

Trong khi đó, trường hợp của hộ Trịnh Ngọc Chanh, sử dụng đất trước năm 1975, đến ngày 4/2/1990, được UBND huyện Ô Môn (cũ) cấp GCNQSDĐ số 227, kèm theo lược đồ, tỉ lệ 1/2.000, thể hiện rõ diện tích đất là 216m2, số thửa 1430. Trong lược đồ thể hiện rõ có phần tiếp giáp tỉnh lộ 923. Thế nhưng, đến ngày 2/11/1998, khi làm lại sổ đỏ, hộ ông Chanh được cấp GCNQSDĐ mới số 00453, vẫn đúng số thửa 1430 nhưng lược đồ và diện tích thay đổi, từ 216m2 xuống còn 166m2, diện tích "bị mất" lại nằm giáp với tỉnh lộ 923(?).

Theo số liệu của 29 hộ dân cung cấp, phần diện tích bị mất khi làm lại GCNQSDĐ và diện tích đất mà chính quyền địa phương gọi là đất công có với diện tích là 908m2. Nếu tính giá mà địa phương đưa ra 600 nghìn đồng/m2 thì số tiền là gần 600 triệu đồng, trong khi đó, các hộ dân đa phần là hộ nghèo.

Mặt khác, nếu không tuân thủ, chính quyền địa phương sẽ thu hồi phần đất bị cho là đất công thì tất cả sẽ không còn đường đi, muốn đi phải bắc thang leo qua nóc nhà. 

Vẫn giữ quan điểm đất công để thu tiền?!

Trao đổi với chúng tôi xung quanh sự việc này, ông Đoàn Bút Mực, Chủ tịch UBND xã Tân Thới, cho rằng: Nguồn đất ở khu vực chợ Cầu Nhiếm có từ thời chế độ cũ, trong đó có 29 hộ dân đang sinh sống. UBND huyện Phong Điền có xin ý kiến UBND TP Cần Thơ cho chủ trương khai thác nguồn đất công để dân tự cải tạo. Nếu dân có nhu cầu, chính quyền địa phương giao đất đồng thời thu tiền sử dụng đất theo chủ trương cho phép là 600 nghìn đồng/m2.

Tuy nhiên, lý giải về nguồn gốc đất và phần đất của 29 hộ dân đã được cấp GCNQSDĐ thì ông Đoàn Bút Mực cho rằng, do sai sót của các cán bộ địa chính trong khâu làm thủ tục cấp đất. Nhưng khi chúng tôi đề cập đến vấn đề nguồn gốc đất sử dụng lâu năm theo Luật Đất đai là hợp pháp thì ông Mực nói sẽ xem xét lại cụ thể từng trường hợp.

Cũng theo ông Mực, UBND xã đã 3 lần họp dân nhưng không thành nên có thông báo từ ngày 5/4/2007 là hạn chót, nếu các hộ không đăng ký đóng tiền sử dụng đất (trên phần đất cho là đất công - NV) thì sẽ bị ra quyết định thu hồi(?).

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Lạc, Phó phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Phong Điền, lại cho rằng, xét về nguồn gốc đất của 29 hộ dân, từ thời những năm 1965, 1966, chính quyền chế độ cũ đã có quy hoạch và theo hồ sơ đất đai từ năm 1984, đất của 29 hộ dân có phần đất công. Từ đó, kiến nghị UBND TP Cần Thơ cho phép khai thác quỹ đất công này.

Lý giải về việc 29 hộ dân có GCNQSDĐ, ông Lạc cho rằng cũng có phần trách nhiệm trong sai sót khi cấp, vì vậy sẽ thực hiện sửa sai nhưng huyện Phong Điền vẫn giữ quan điểm đó là đất công nên phải hợp thức hóa cho 29 hộ dân và họ phải đóng tiền theo quy định để ổn định chỗ ở, sản xuất, kinh doanh...

Tuy nhiên, qua quá trình xác minh nguồn gốc đất và những giấy tờ có liên quan, chúng tôi thấy rằng, 29 hộ dân ở khu vực chợ Cầu Nhiếm đã có GCNQSDĐ hợp pháp, sử dụng lâu năm, đúng quy định của pháp luật nên UBND TP Cần Thơ cần xem xét lại vụ việc, không để người dân khiến nại nhiều nơi, ảnh hưởng dư luận xã hội, trật tự địa phương

Nam Giao

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文