Cần giải quyết chế độ cho 'liệt sĩ' trở về sau 40 năm báo tử

09:42 09/02/2015
Thời gian gần đây, tại xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) xôn xao câu chuyện một liệt sĩ bị mất trí nhớ bỗng dưng trở về quê mà không có bất cứ một giấy tờ tùy thân nào. Đó là ông Nguyễn Chánh Nhường, 66 tuổi.

Được sự giúp đỡ của một người tại xóm 18, xã Quỳnh Lâm, chúng tôi tìm được ông Nguyễn Chánh Nhường, hiện đang ở nhà anh trai là Nguyễn Chánh Nghiệm (thương binh 4/4). Tuy nhiên, ông Nhường hiện lúc nhớ lúc quên, đôi khi ông không còn nhớ tên họ mình là gì, chiến đấu tại đâu và năm tháng nhập ngũ cũng như số hiệu đơn vị.

Ông Nghiệm chia sẻ, đã gần một năm trôi qua nhưng ông vẫn chưa hết bàng hoàng cảm động trước ngày đầu gặp em sau 40 năm. Hôm đó là ngày 18/3/2014. Chiều hôm đó trời mưa phùn ông đang làm vườn bỗng nghe tiếng chó sủa ngoài ngõ, ông vừa mở cổng thì thấy em gái là chị Nguyễn Thị Thông dẫn một người ăn xin đến. Bỗng người lạ mặt lao vào ôm chầm lấy ông khiến ông hoảng sợ.

Ông Nguyễn Chánh Nhường và bằng Tổ quốc ghi công mang tên ông.

Sau một hồi trấn tĩnh, ông vẫn không tin vào mắt mình mà ông cứ tưởng là chiêm bao bởi trước mặt ông là em trai - Nguyễn Chánh Nhường, người đã có giấy báo tử cách đây mấy chục năm. Mọi người cứ sờ nắn mặt mũi, cuống quýt hỏi thăm “liệt sĩ”. Tuy nhiên, người trở về từ cõi chết đang bị bệnh tâm thần, lúc nhớ, lúc quên nên không biết gì nhiều. Khi chị Thông phát hiện bên cánh tay trái của em trai mình có nốt ruồi thì mọi người mới tin rằng “liệt sỹ” đã trở về.

Ông Nghiệm cho biết: “Chú Nhường sinh năm 1949, đi bộ đội vào tháng 10/1972, mất tích từ năm 1973. Theo giấy báo tử thì hi sinh vào ngày 6/4/1973 tại mặt trận phía Nam Quân khu 4. Mãi đến năm 1992, gia đình mới nhận được giấy báo tử. Từ đó mẹ tôi hưởng phụ cấp mẹ liệt sĩ cùng các giấy tờ bằng Tổ quốc ghi công, giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. Đến năm 2001, khi mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Tuệ qua đời thì mọi chế độ không còn nữa”.

Sau khi em trai trở về, ông Nghiệm đã báo chính quyền địa phương, xin nhập khẩu và đề nghị hỗ trợ kinh tế để em trai được sống và có nơi tá túc.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bá Tình, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm. Ông Tình cho biết, sau khi xóm có biên bản xác nhận thông tin trên, ngày 8/5/2014, UBND xã Quỳnh Lâm đã có Công văn 99/BC-UBND gửi Phòng LĐ-TB&XH, UBND huyện Quỳnh Lưu để xin ý kiến chỉ đạo, giải quyết mọi chế độ cho ông Nhường.

“Sau khi gặp mặt liệt sĩ cùng gia đình, UBND xã Quỳnh Lâm xác minh thực tế liệt sĩ Nguyễn Chánh Nhường hiện đang còn sống và trở về là có thật”. Ngày 10/11/2014, các cơ quan chức năng đã làm sổ hộ khẩu và CMND cho ông Nhường, đồng thời xét hộ nghèo cho hộ ông Nhường để có chính sách ưu tiên theo quy định.

Ông Đặng Minh Hoài, Phó Phòng LĐ-TB&XH huyện Quỳnh Lưu cho biết, sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Quỳnh Lâm thì UBND huyện đã cho người kiểm tra và có công văn gửi Sở LĐ-TB&XH Nghệ An về việc liệt sĩ trở quê sau 40 năm, đồng thời rà soát lại các chính sách để làm hồ sơ cho đối tượng hưởng đúng quy định.

Sở này cũng có công văn gửi đến Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đề nghị phối hợp với các ngành, các cấp điều tra làm rõ. Tuy nhiên đến nay đã gần một năm từ ngày “liệt sĩ” trở về quê thì công việc thu hồi mọi giấy tờ cần thiết vẫn chưa xong và ông Nhường cũng chưa nhận được bất cứ một chế độ chính sách nào.

Ông Nguyễn Chánh An (em trai ông Nhường) cho biết: “Chúng tôi cũng đi tìm đồng đội của anh Nhường để họ làm chứng. Hiện đã có 4 đồng đội của anh Nhường hứa sẽ đưa anh ra đơn vị ở tỉnh Hà Giang để chứng nhận. Chúng tôi hi vọng anh sớm được hưởng chính sách dành cho thương binh nặng”...

Đào Bình

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文