Vụ cấp hàng trăm chiếc xuồng chất lượng kém cho dân nghèo ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu):

Cần nghiêm túc nhận trách nhiệm trước dân

10:47 19/11/2010
"Nhà nghèo. Được hỗ trợ xuồng đi lại, cả nhà sướng lắm. Ngày tui nhận xuồng, cán bộ còn cho mấy chục chai và dầu về để trét thêm. Ai dè, đem xuồng xuống đi được có mấy ngày, ván xuồng bắt đầu nứt, xì nước tùm lum" - đó là lời bộc bạch của chị Thị So ở ấp Đầu Sấu Tây, xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân) về chiếc xuồng mà chị được cấp cách nay khoảng 3 tháng.

Cũng cùng tâm trạng được cấp xuồng chất lượng… kém, chỉ tay về chiếc xuồng đang cột ngoài mé kênh, anh Danh Niên nhăn mặt: "Tui phát hiện vết nứt nên lấy cục chai ra trét nhưng không thể, bởi hễ trét đầu này, nó nứt đầu kia, có vết nứt dài hơn nửa thước. Chắc do họ dùng cây tạp để đóng nên xuồng mới tệ như vậy". Bí thư Chi bộ ấp Đầu Sấu Tây - ông Danh Phel khẳng định, sau chuyến kiểm tra chất lượng xuồng của bà con trong ấp: "Chiếc xuồng nào cũng bị nứt".

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vào thời điểm tháng 3/2010, ông Trần Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã đứng ra đại diện ký hợp đồng với DNTN Huy Liệu 2 (đặt tại ấp Kinh Xáng, xã Lộc Ninh) do ông Phạm Văn Kính làm chủ, đóng 144 chiếc xuồng 3 lá để cấp cho hộ nghèo chuyển đổi nghề theo tinh thần Quyết định 74 của Chính phủ.

Theo hợp đồng, xuồng sẽ được đóng theo quy cách xuồng ba lá, bằng be dênh dênh (loại cây chịu nước tốt), be chính lở be mười, có sạp trước và sau, bổ chèo, ru máy, giá 2,7 triệu đồng/chiếc. Khi 117 (trong số 144 chiếc) xuồng được "hạ thủy", bàn giao thì người dân phát hiện nhiều chiếc kém chất lượng. Ván cây dênh dênh được thay bằng cây tạp, nên không chịu được nước, dẫn đến nứt nẻ, xì nước...

Ngay sau khi cho cán bộ tiến hành kiểm tra, UBKT Huyện ủy Hồng Dân xác định có 92 chiếc xuồng kém chất lượng, trong đó có đến 63 chiếc phải khắc phục bằng cách… thay ván.

 "Hợp đồng quy định chất liệu là cây dênh dênh, xuồng be chín lở mười nhưng chủ DNTN Huy Liệu 2 dùng cây tạp để đóng xuồng, dẫn đến chất lượng kém, sai hợp đồng. Thế nhưng, lãnh đạo xã vẫn ký nhận, cấp cho 117 hộ". Văn bản kết luận của UBKT Huyện ủy Hồng Dân còn chỉ ra việc chào giá cạnh tranh cũng thiếu khách quan, tạo nhiều kẽ hở để chủ đầu tư thực hiện sai hợp đồng.

Trong khi các cơ sở đóng xuồng khác nhận đóng với giá 2 triệu đồng/chiếc (quy cách như trên), thì cơ sở của ông Kính lấy giá 2,7 triệu đồng. Huyện ủy Hồng Dân buộc DNTN Huy Liệu 2 phải trả lại cho hộ dân được cấp xuồng 700.000 đồng/chiếc xuồng tiền kê giá không phù hợp với giá thị trường.

Liên quan đến chuyện hỗ trợ xuồng cho dân nghèo, ông Trần Quốc Kỳ - Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Hồng Dân còn cho biết thêm, do sợ trao tiền mặt dân sẽ xài hết nên ngoài chiếc xuồng, mỗi hộ còn được nhận 300.000 đồng được quy đổi thành chai, dầu lắp. Vậy mà khi dân nhận lại 700.000 đồng tiền của DNTN Huy Liệu 2 trả lại, xã lại cấn trừ vào tiền mua chai, dầu.

Cụ thể, hộ nào đã nhận 20 lít dầu lắp trị giá 160.000 đồng thì chỉ nhận được 540.000 đồng, còn hộ nào không nhận dầu lắp thì mới được lãnh đủ 700.000 đồng. Người dân trong diện được cấp xuồng một lần nữa cảm thấy bất bình vì việc này.

Dư luận ở huyện Hồng Dân từng bức xúc và đặt câu hỏi: Có hay không cán bộ xã "chấm mút" số tiền mà Nhà nước đã hỗ trợ dân nghèo?

Xuồng là phương tiện mưu sinh phổ biến của người dân miền Tây

B.Huyền - Q.T.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文