Dự thảo Luật Phí và lệ phí: Khắc phục tình trạng thu phí tuỳ tiện

18:35 10/09/2015
Tại Hội thảo một số vấn đề trong dự thảo Luật phí và lệ phí diễn ra sáng 10/9 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Xuân Trường và PGS.TS Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài Chính) đã đề nghị giữ học phí bậc phổ thông, bỏ lệ phí cấp sổ đỏ, bỏ lệ phí phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên inetnet.

Đánh giá kết quả phân tích tác động một số vấn đề chính sách trong dự thảo Luật Phí và lệ phí, dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII sắp tới, PGS. TS Lê Xuân Trường và PGS. TS Vũ Sỹ Cường đã nêu ra một số vấn đề tác động dự kiến của dự thảo này đến các nhóm đối tượng liên quan là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp.

Theo TS. Lê Xuân Trường, điểm nổi bật của Luật phí và lệ phí so với Pháp lệnh phí và lệ phí là xác định cụ thể về danh mục phí và lệ phí. Theo đó, dự thảo luật đã bãi bỏ một số khoản phí để chuyển sang thực hiện cơ chế giá dịch vụ theo quy luật thị trường đối với các dịch vụ không phải do cơ quan nhà nước thực hiện mà do các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thực hiện. Trên cơ sở kế thừa Danh mục phí và lệ phí của Pháp lệnh, Dự thảo Luật Phí và Lệ phí đề xuất danh mục phí gồm 51 khoản (36 khoản kế thừa, bổ sung thêm 15 khoản); danh mục lệ phí gồm 39 khoản (kế thừa 30, bổ sung 9 khoản). Trong đó một số loại phí và lệ phí được loại bỏ là: Học phí; viện phí; phí qua đò; qua phà; phí hoa tiêu, dẫn đường; phí kiểm định phương tiện vận tải; phí đường bộ qua trạm thu BOT… Về số lượng, dự thảo luật mới đang được Quốc hội cho ý kiến và chuẩn bị thông qua giảm 22 khoản phí và 3 khoản lệ phí.

Phân tích về Dự thảo Luật phí và lệ phí, TS. Lê Xuân Trường cho rằng, việc chuyển đổi này hướng đến thúc đẩy xã hội hoá trong cung cấp dịch vụ, giảm bao cấp của Nhà nước. Điều này sẽ hướng đến nguồn lực của xã hội để đầu tư cung cấp dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự sẵn có của những dịch vụ mà không nhất thiết Nhà nước phải là người cung cấp, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập theo hướng “ ai hưởng người đó trả tiền”. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật phí và lệ phí sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý đầy đủ và toàn diện để điều chỉnh các mối quan hệ về thu ngân sách trong cung cấp và sử dụng dịch vụ công; khắc phục triệt để tình trạng tuỳ tiện, tự phát trong tổ chức thu phí, lệ phí.

Theo TS. Trường, trong danh mục, phí và lệ phí hiện đã loại bỏ được 19 loại phí có tính chất chất giá dịch vụ ra khỏi Danh mục nhưng còn 51 khoản khác nhau trong đó có những khoản cần nghiên cứu thêm để đáp ứng nguyên tắc. Đã loại bỏ 3 loại lệ phí nhưng còn danh mục 39 khoản lệ phí. Vì vậy, một số khoản chưa phù hợp hoặc trùng lặp sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, TS. Trường đề nghị nên bỏ khỏi danh mục khoản “Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất” vì đã có “Lệ phí trước bạ” có tính chất thu này. Bên cạnh đó, TS. Trường cũng đề nghị nên bỏ Lệ phí phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên internet vì đã có phí cấp tên miền địa chỉ sử dụng internet, phí sử dụng kho số viễn thông và phí hoạt động viễn thông. Việc bỏ khoản lệ phí này sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp và dân cư. Ngược lại, TS. Trường đề nghị nên giữ lại học phí bậc học phổ thông trong danh mục phí. Điều này sẽ đảm bảo quyền được học hành của trẻ em, thúc đẩy phổ cập giáo dục phổ thông, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, nên bổ sung lệ phí quản lý kinh doanh để thay thế cho thuế môn bài để đảm bảo phản ánh đúng bản chất khoản thu, để doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể hiểu và thực hiện chính sách tốt hơn.

Trả lời câu hỏi tình trạng lạm thu phí hiện nay, TS. Trường cho rằng, hiện danh mục phí và lệ phí do Chính phủ ban hành gồm 171 khoản phí và 130 khoản lệ phí. Tới các địa phương, Hội đồng nhân dân các tỉnh lại tiếp tục quy định chi tiết hơn các khoản thu tại địa phương, dẫn tới các khoản phí, lệ phí thực tế có thể lên tới hàng nghìn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm thu theo TS. Trường một phần xuất phát từ việc đa số người dân chưa hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng tình với ý kiến trên, tại hội thảo, TS Vũ Sĩ Cường cũng cho biết, hiện cơ quan chức năng đang rà soát lại hàng nghìn khoản thu này và yêu cầu các địa phương báo cáo chi tiết. Cụ thể, luật phí, lệ phí sẽ liệt kê chi tiết danh mục các khoản thu chứ không chỉ một số khoản nhất định như hiện tại. Danh mục sau rà soát càng cụ thể thì sẽ càng công khai, minh bạch. “Chính Bộ Tài chính cũng không biết các địa phương có các khoản thu gì. Bởi vậy, bộ đang yêu cầu các nơi thống kê chi tiết các khoản. Tôi hy vọng việc rà soát như trên sẽ loại bỏ được các khoản không hợp lý.” Ông Cường nói.

Lưu Hiệp- Lệ Thuý

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.