“Chảy máu” rừng phòng hộ Sông Tranh

16:32 20/03/2019
Hàng chục cây gỗ rừng trong lâm phận rừng phòng hộ Sông Tranh bị đốn hạ, nằm ngổn ngang, trơ gốc. Nhiều cây dấu cắt vẫn còn rất mới.



Tại đây có nhiều cây rừng đường kính khoảng hơn 1m, thân cao hơn 30m bị đốn hạ nằm ngổn ngang.
Nhiều cây gỗ vừa mới bị chặt hạ còn đang chảy nhựa.
Ngày 19-3, từ lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) chúng tôi men theo con đường mòn từ bìa rừng khu vực vào khu vực rừng phòng hộ sông Tranh (thuộc xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My). Hơn gần nửa giờ đi bộ, chúng tôi phát hiện một khu vực rừng thuộc tiểu khu 343 có hàng chục cây rừng bị lâm tặc đốn hạ.
Tại đây còn có rất nhiều con đường mòn có cây chắn bờ để kéo gỗ.
Cây gỗ bị cưa hạ chưa kịp xẻ phách, chuyển đi.
Cây gỗ bị cưa hạ chưa kịp xẻ phách, chuyển đi.
Nhiều dụng cụ dùng để kéo trâu nằm trong rừng phòng hộ Sông Tranh.
Ngoài khu vực này, dọc dòng thủy điện sông Tranh còn có nhiều điểm khai thác gỗ, nhiều nơi dấu vết đã cũ nhưng không có dấu búa kiểm lâm.
Nhiều lán trại cũng được dựng ngay trong rừng phòng hộ với đầy đủ các vật dụng cá nhân, đồ ăn thức uống còn tươi mới.

Ông H., một người lái đò ở hồ thủy điện Sông Tranh 2 cho biết, tình trạng cây rừng trong rừng phòng hộ Sông Tranh bị đốn hạ nhiều năm nay. Các đối tượng dùng trâu để kéo gỗ từ nơi khai thác xuống bài rừng rồi tập kết ở sông. Sau đó dùng ghe máy chạy dầu loại lớn để kẹp 2 bên mạn thuyền vận chuyển gỗ vượt sông Tranh theo hướng đập chính ra đường quốc lộ 40B và xe ô tô chở đi ngay trong đêm.
Gỗ còn được lâm tặc cất giấu, neo giữ dưới lòng hồ thủy điện sông Tranh 2.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Trường, Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt kiểm lâm Bắc Trà My kiêm Phó Giám đốc Ban quản lý Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ Sông Tranh vẫn khẳng định, năm nay tương đối ổn định, từ tết đến nay không xảy ra phá rừng, chỉ có 1 vài vụ cất giữ tiến hành xử lý rồi. Khi chúng tôi đưa ra những hình ảnh về vụ phá rừng, ông Trường nói: “Đến giờ này chưa nắm được cụ thể nên nhận định không sát, nếu có đồng chí mình đi, khi lên điện tổ công tác ở trạm cùng tham gia thì hay hơn”.
Hà Vy

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文