Sửa chữa đường, buộc dân phải chịu chi phí di dời đồng hồ nước?

00:05 21/07/2019
Bị ảnh hưởng bởi dự án nâng cấp, sửa chữa đường Tỉnh lộ 9 (tên mới là Đặng Thúc Vịnh) huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, người dân bị buộc phải đóng tiền di dời đồng hồ nước vào bên trong. 

Dự án được Sở GTVT TP Hồ Chí Minh phê duyệt, Khu quản lý giao thông đô thị số 3 làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, dự kiến dự án sẽ thi công cuối năm 2018 và hoàn thành trong năm 2019.

Ngày 17-7, có mặt tại xã Đông Thạnh, PV Báo CAND ghi nhận tuyến đường Đặng Thúc Vịnh (rộng khoảng 7 – 8m), là tuyến đường được Sở GTVT phê duyệt quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng. 

Theo dự kiến trước đây, dự án được thi công cuối năm 2018 và hoàn thành trong năm 2019. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, công trình sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông khu vực trên, giúp người dân các địa phương trên kết nối nhanh chóng với trung tâm TP cũng như các quận lân cận, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... 

Chủ trương, mục đích của dự án nghe rất “êm tai” nhưng thực tế, đã hơn nửa năm 2019, vẫn chưa thấy... cán đích. Chỉ có một vài hộ dân chủ động dời các công trình xây dựng trong lộ giới quy hoạch làm đường vào bên trong để trả mặt bằng cho việc thực hiện dự án.

Đường Đặng Thúc Vịnh dự kiến mở rộng 30m.

Căn nhà của hộ ông Nguyễn Văn Chăm (ấp 1, xã Đông Thạnh), trước đây nằm ở mặt đường Đặng Thúc Vịnh. Sau khi được chủ đầu tư dự án thoả thuận trả tiền đền bù (14 triệu đồng/m²), ông đã phá căn nhà này để xây dựng lùi vào bên trong. Khi anh Nguyễn Thanh Tuấn - con ông Chăm, đến Trạm cấp nước số 21 liên hệ muốn dời đồng hồ nước vào bên trong thì nhân viên tiếp dân ở đây cho biết phải trả phí di dời.

“Công trình của Nhà nước làm, nhưng khi di dời đồng hồ nước lại buộc dân phải trả tiền thì chúng tôi không đồng ý”, ông Chăm nói.

Đây không phải là trường hợp duy nhất. Ông Nguyễn Văn Nhị, Trưởng Ban nhân dân ấp 1, xã Đông Thạnh, cho biết một số người dân bị ảnh hưởng bởi dự án làm đường Đặng Thúc Vịnh phản ánh bà con cũng sẽ mất phí để di dời đồng hồ nước, trả lại mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án. 

“Chúng tôi đã báo cáo với UBND xã về việc này, đề nghị xã kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ người dân, bởi nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền 4 – 5 triệu nhiều người lấy đâu ra mà đóng” ông Nhị nói.

 Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án này đi qua 2 xã Đông Thạnh và Thới Tam Thôn, đoạn từ Lê Văn Khương đến Tô Ký (huyện Hóc Môn) với chiều dài 5,2km, mở rộng lên 30m. Tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng từ ngân sách thành phố; trong đó chi phí xây dựng hơn 351 tỷ đồng và các chi phí khác.

Riêng phần công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) do UBND huyện Hóc Môn làm chủ đầu tư. Hiện nay, Ban bồi thường, GPMB huyện Hóc Môn đang hoàn thiện phương án và ban hành quyết định bồi thường chi trả cho người dân. Tuy nhiên, hiện việc thực hiện dự án này vẫn đang gặp khó khăn, nhất là việc thống nhất chi trả kinh phí di dời ống nước và đồng hồ nước cho người dân bị ảnh hưởng dự án.

Người dân bị ảnh hưởng bởi dự án này cũng nhận được kế hoạch đầu tư hai ống nước lớn dọc hai bên đường để cấp nước sạch cho người dân sử dụng. Trong khi đó, Sở GTVT cho biết chỉ phê duyệt dự án làm đường; còn kế hoạch di dời ống nước, đồng hồ nước thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án cấp nước - Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco). 

Để tháo gỡ khó khăn này, đầu tháng 6-2017, Sawaco gửi văn bản đến Sở GTVT đề nghị hỗ trợ kinh phí bồi thường tuyến ống cấp nước trên tuyến đường này bị ảnh hưởng bởi dự án. Sau gần 1 năm, ngày 11-5-2018, Sở GTVT mới có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị UBND thành phố hỗ trợ kinh phí di dời tuyến ống nước này nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh cho biết, xã có 631 hộ ảnh hưởng bởi dự án này và phải di dời đồng hồ nước. UBND xã đã làm văn bản báo cáo với UBND huyện về việc người dân phản ánh phải trả kinh phí khi di dời đồng hồ nước để trả mặt bằng thi công dự án tuyến đường Đặng Thúc Vịnh.

“Chúng tôi sẽ cố gắng để hỗ trợ người dân tốt nhất việc di dời đồng hồ nước, nên người dân cứ an tâm”, ông Chung thông tin.

Nhân Sơn

Tối 26/4, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), trưa cùng ngày, tại khu vực Kẹt Càng đước (thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các giải pháp dập lửa.

Liên quan sự cố hàng chục học sinh ở huyện miền núi Khánh Sơn nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong như Báo CAND đã thông tin, chiều 26/4 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ việc này.

Ngày 25/4, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Ngày 26/4, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, vào cuối buổi chiều nay, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật đò xảy ra trên sông Chanh.

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại buổi tiếp Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Miyazaki Katsura, diễn ra chiều 26/4, tại Hà Nội.

Sau những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 26/4, nhiều khu vực ở TP Cần Thơ xuất hiện trận mưa "vàng” giải nhiệt. Trận mưa lớn khiến người đi đường bất ngờ, phải tấp xe vào lề đường trú tạm.

Chiều 26/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã phối hợp cùng Công an TP Tây Ninh và Công an huyện Tân Châu bắt giữ Nguyễn Văn Hoàng Tuấn (SN 2002) và Trần Văn Thơm (SN 2001, cùng ngụ huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp giật tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文