Công trình nước sạch tiền tỷ bị bỏ hoang

09:59 22/09/2015
Được Nhà nước đầu tư tiền tỷ xây dựng công trình nước sạch dùng trong sinh hoạt cộng đồng, người dân các xã Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Trung… huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, vô cùng phấn khởi. Thế nhưng, chỉ được vài tháng thì các công trình dừng hoạt động khiến người dân lại rơi vào cảnh thiếu nước sạch để sinh hoạt…
Ông Nguyễn Văn Khiêm (58 tuổi), trú ở thôn 5, xã Bình Lãnh, cho biết, cả thôn 5 và thôn 6 đều là vùng nước nhiễm phèn rất nặng nên thời gian qua các địa phương này có rất nhiều người mắc bệnh ung thư và tử vong. Năm 2014, Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng công trình nước sạch tại đồi Cao Ngạn để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Nhưng khi công trình hoàn thành, bà con được dùng nước sạch hơn hai tháng thì bất ngờ ngưng hoạt động, họ lại rơi vào cảnh thiếu nước sạch để sinh hoạt như trước. 

Theo chỉ dẫn của ông Khiêm, chúng tôi men theo bờ hồ La Ngà lên đồi Cao Ngạn, nơi có công trình nước sạch bị bỏ hoang. Công trình này gồm nhà điều hành, 1 bể lọc, 2 bể chứa. Cửa công trình đóng đã lâu, ổ khóa hoen gỉ, khuôn viên nhà điều hành cỏ mọc um tùm, bảng hiệu còn dựng tựa bên ngoài tường nhà điều hành chưa kịp gắn lên, các bể nước đều khô khốc.

Người dân thôn 5 xã Bình Lãnh bức xúc về việc công trình nước sạch bị bỏ hoang.

Ông Nguyễn Huệ (63 tuổi), Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn 5, bức xúc phản ảnh, công trình nước sạch của địa phương được giao cho Hợp tác xã (HTX) dịch vụ sản xuất nông nghiệp của xã quản lý. Tuy nhiên, công trình chỉ hoạt động được 3 tháng thì ngừng…

Trao đổi với chúng tôi, ông Thái Ngọc Điệp, Phó Chủ nhiệm HTX cho biết, công trình nước sạch được Nhà nước đầu tư 5,7 tỉ đồng, có bể chứa được 40m3 nước, phục vụ cho 270 hộ dân ở thôn 5 và thôn 6. Công trình đi vào hoạt động từ tháng 1/2015, song chỉ được 3 tháng thì ngưng cho đến nay. Nguyên nhân chính là do không có kinh phí duy tu, vận hành, bảo trì công trình.

Vì, để công trình hoạt động, mỗi tháng phải chi khoảng 3 triệu đồng, gồm tiền điện bơm nước, tiền mua chất sát khuẩn và tiền lương của người quản lý. Trong khi, tiền thu từ phí sử dụng nước của người dân chỉ khoảng 1,5 triệu đồng. Do vậy, tháng nào HTX cũng bù lỗ khoảng 2 triệu đồng. Đặc biệt, gần đây, khi thi công công trình đường vào thôn 7 đã làm vỡ ống gây thất thoát nước, nhưng HTX không có kinh phí khắc phục…

Ông Nguyễn Quang, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình cho biết, huyện Thăng Bình có 12 công trình nước sạch; nhưng trong đó có một nửa đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân chính là do dân dùng nước không nhiều, chỉ có nấu ăn, tiền thu được không đủ chi phí duy trì hoạt động, kinh phí sửa chữa cũng không có nên không thể hoạt động.

Ông Quang cũng cho hay, hướng giải quyết sắp tới là kết nối hệ thống cấp nước ở một số xã ven quốc lộ 1A như Bình Trung, Bình Tú vào hệ thống của Công ty cấp thoát nước Quảng Nam. Riêng xã Bình Trị đã có kế hoạch khắc phục lại theo yêu cầu của người dân…

Theo thống kê của Trung tâm Nước sạch và tư vấn thủy lợi tỉnh Quảng Nam, hiện cả tỉnh có 451 công trình cấp nước sạch nông thôn, trong đó đã có 190 công trình không hoạt động, gây lãng phí tiền tỷ của Nhà nước...

Phước Hiệp

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

Ngày 23/4, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã đề nghị Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an TP Hồ Chí Minh để phối hợp điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.

Ngày 23/4, thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa bắt giữ khẩn cấp đối tượng Phạm Hùng Dũng (SN 1983, trú phường Đằng Giang, Ngô Quyền, TP Hải Phòng), thu giữ 2,2kg ma túy tổng hợp, 1 súng và 15 viên đạn, cùng nhiều tang vật liên quan đến hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.