Công viên dành cho kinh doanh nhà hàng và dịch vụ

13:58 18/07/2006
Được đầu tư để xây dựng công viên phục vụ văn hóa, vui chơi, giải trí của nhân dân, nhưng giờ đây Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đang dành cho kinh doanh ăn uống, buôn bán vật liệu xây dựng, sửa chữa ôtô...

Vì sao dự án xây dựng Công viên Tuổi trẻ Thủ đô với diện tích trên 26ha, tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng hơn 4 năm qua vẫn không thể thực hiện được? Ban Quản lý dự án đổ lỗi do nhiều nguyên nhân, song thực tế họ lại để hàng chục nhà hàng, dịch vụ mọc lên trên phần đất công viên càng khiến dư luận bất bình và hoài nghi về tính khả thi của dự án.

Ngày 13/4/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 442/QĐ-TTg giao cho Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội 262.776m2 đất để xây dựng công viên phục vụ văn hóa, vui chơi, thể dục thể thao, giải trí của nhân dân, làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh khu vực và cải thiện khí hậu đô thị. Đây là dự án được thành phố đặc biệt quan tâm và chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương thực hiện để sớm đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, dự án này vẫn chưa thể hoàn thành. Lý do được Ban Quản lý dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô giải thích rằng, trong quá trình thi công còn gặp khó khăn về khâu giải phóng mặt bằng. Song, điều khiến dư luận bức xúc là trong khi dự án xúc tiến với tốc độ quá chậm thì những hạng mục công trình đã hoàn thành lại bị sử dụng sai mục đích. Hầu hết các điểm trong khuôn viên công viên đều trở thành khu vực bán hàng ăn uống, buôn bán vật liệu xây dựng, sửa chữa ôtô, trụ sở công ty kinh doanh, bãi trông giữ ôtô…

Qua tìm hiểu của chúng tôi, những điểm kinh doanh trên phần đất Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã mọc lên được một thời gian dài. Ngoài việc tư nhân đến thuê địa điểm để kinh doanh, Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội còn trực tiếp kinh doanh nhà hàng, Câu lạc bộ thể thao, bơi lội, tennis… Bên trong công viên, ở khắp mọi nơi là những điểm trông giữ ôtô cả ngày lẫn đêm với hàng trăm xe ôtô phủ bạt. Ngay cả khu nhà làm việc của Ban Quản lý dự án cũng xập xệ hết mức. Hỏi thuê đất trong công viên mở cửa hàng, người ta bảo tới gặp Ban Quản lý dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Hỏi tiền thuê đất hàng tháng, người ta không nói vì lý do tế nhị. Bởi điều này phải phụ thuộc vào mối quan hệ, cũng như giá thuê của mỗi người cũng khác nhau.

Chúng tôi tới UBND phường Thanh Nhàn tìm hiểu về việc đất trong công viên bị sử dụng sai mục đích. Đồng chí Chủ tịch cho nhân viên nói lại rằng, công viên nằm trên địa bàn phường nhưng phường lại không quản lý những hoạt động trong phần đất công viên. Vì vậy, phường cũng không biết phải nói sao. Chúng tôi tới Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội và được Phó Giám đốc Hoàng Văn Tiếu cho hay, việc quản lý đất công viên thì Ban Quản lý dự án mới nắm rõ. Công ty dù là đơn vị cấp trên nhưng không thể theo dõi chi tiết các hoạt động của công viên.

Hơn nữa, ông Tiếu chỉ quản lý về mảng hành chính của công ty và các chi nhánh trực thuộc nên không thể trả lời đất trong công viên được cho thuê như thế nào. Chúng tôi cũng đã trao đổi sự việc này với ông Thạch Đằng Quỳ - Phó trưởng Ban Quản lý dự án Công viên Tuổi trẻ Thủ đô.

Ông Quỳ cho biết, về việc này, ông Khoan - Giám đốc Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội, kiêm Trưởng ban Quản lý dự án sẽ trả lời báo chí, chứ ông chỉ là phó nên không thể trả lời. Nhiều ngày qua, chúng tôi liên tục liên hệ với ông Khoan qua nhiều kênh nhưng đều không gặp được… Và đến thời điểm này, Ban Quản lý dự án vẫn chưa dám chắc công viên có thể hoàn thành đúng kế hoạch không, vì tất cả phải phụ thuộc vào sự phối hợp của các sở, ban, ngành về vốn, quỹ nhà và giải quyết khiếu kiện của nhân dân.

Trong khi giá đất lúc khởi điểm phê duyệt dự án ở phía đường Trần Khát Chân chỉ là 6,5 triệu đồng/m2, ở khu vực Thanh Nhàn là 4,2 triệu/m2 thì nay đã lên tới hàng chục triệu đồng/m2. Vậy nếu dự án này cứ kéo dài do thiếu đồng bộ giữa các cơ quan liên quan thì cuối cùng số tiền đầu tư cho dự án này sẽ là bao nhiêu? Và ai sẽ chịu trách nhiệm?

Để có được ý kiến của đơn vị chức năng, sáng 17/7, chúng tôi đã trao đổi sự việc này với ông Nguyễn Văn Ngung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội. Tuy nhiên, ông Ngung vẫn không nói cho chúng tôi hiểu vì sao đất ở Công viên Tuổi trẻ Thủ đô bị sử dụng sai mục đích. Ông Ngung chỉ bảo chúng tôi cứ liên hệ với Giám đốc Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội sẽ được trả lời cụ thể. Chúng tôi cũng nói rõ với ông Ngung rằng, đã liên hệ nhiều lần với Giám đốc Khoan nhưng không gặp được. Vậy là ông Ngung lại bảo chúng tôi tới gặp Ủy ban và cái điệp khúc "vòng quay" lại diễn ra… Sau rất nhiều ngày tới các cơ quan chức năng để tìm hiểu về vấn đề này, song tiếc rằng, chúng tôi không thể có được một lời giải thích. Phải chăng các đơn vị liên quan tìm mọi cách né tránh báo chí về sự việc này?

Việc đất của Công viên Tuổi trẻ Thủ đô bị sử dụng sai mục đích đã gây bức xúc trong quần chúng trong suốt thời gian qua. Liệu rằng từ nay đến khi công viên hoàn thành sẽ có bao nhiêu dịch vụ và nhà hàng nữa mọc lên trên đất công viên? Và những khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc cho thuê địa điểm kinh doanh sẽ được sử dụng vào việc gì? Mặc dù chúng tôi chưa có được lời giải thích từ phía Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội cũng như Ban Quản lý dự án về sự việc này, nhưng những bức xúc của nhân dân chính là thông điệp gửi tới các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội. Đề nghị UBND thành phố Hà Nội sớm làm rõ sự việc trên

Nguyễn Hưng

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文