ĐHSP Hà Nội 2 bảo vệ luận án tiến sĩ bằng chứng chỉ ngoại ngữ không được phép

21:56 16/06/2020
Trong danh sách 14 đơn vị được Bộ GD&ĐT cấp phép, không có tên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Thế nhưng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vẫn cấp giấy xác nhận cho nghiên cứu sinh, xác nhận việc đã tham gia kỳ thi và đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 để tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ…



Sự việc xảy ra sáng 16/6 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) sau khi Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở tiến hành bảo vệ luận án tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Đệ với đề tài: “Phát triển kỹ năng dạy học toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học ở trường đại học theo tiếp cận năng lực”, mã số 9140101. 

Buổi bảo vệ luận án được mở theo Quyết định số 517/QĐ-DHSPHN2 do ông Nguyễn Quang Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ký ngày 27/5/2020.  Hội đồng đánh giá luận án gồm 7 thành viên, do PGS.TS Trần Kiều, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam làm Chủ tịch.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cấp giấy xác nhận trình độ ngoại ngữ với nghiên cứu sinh và ra quyết định thành lập bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở, vi phạm quy định của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là chứng chỉ ngoại ngữ - một trong các điều kiện bắt buộc để bảo vệ luận án tiến sĩ lại vi phạm nghiêm trọng Quy chế của Bộ GD&ĐT. 

Cụ thể, theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, người bảo vệ phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển. 

Còn theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10 /2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ luận án phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT 61 điểm hoặc TOEFL ITP (nội bộ) 500 điểm hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương...

Đến thời điểm hiện hành, Bộ GD&ĐT đã công bố danh sách 14 đơn vị được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Tiếng Anh). Trong danh sách 14 đơn vị nói trên không có tên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 

Thế nhưng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vẫn cấp giấy xác nhận cho nghiên cứu sinh, xác nhận việc đã tham gia kỳ thi và đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Chẳng hạn, trong trường hợp nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Đệ, nhà trường xác nhận nghiên cứu sinh đã tham gia và đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam) tại Hội đồng đánh giá năng lực ngoại ngữ ngày 2/3/2020.

Chuẩn đầu ra đối về trình độ ngoại ngữ trong đào tạo sau đại học được Bộ GĐ&ĐT quy định rất chặt chẽ và tới nay chỉ có 14 trường đại học đủ điều kiện, được Bộ GD&ĐT cấp phép. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 không nằm trong danh sách theo quy định của Bộ GĐ&ĐT, vậy mà vẫn tự ý cấp chứng chỉ để hợp lý hóa hồ sơ bảo vệ luận án tiến sĩ với nghiên cứu sinh là vi phạm nghiêm trọng. Được biết, thời gian qua đã có nhiều người được bảo vệ với chứng chỉ ngoại ngữ trường tự cấp như trên (như NCS Trần Vũ Khánh, bảo vệ ngày 31/7/2019; NCS Hoàng Văn Quyết, bảo vệ ngày 10/5/2020...).  

Đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo kiểm tra, làm rõ, xử lý theo quy định.

Đăng Trường

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện (BV) tại TP Hồ Chí Minh phát đi cảnh báo về tình trạng các đối tượng mạo danh bác sĩ, nhân viên y tế, thậm chí cả Sở Y tế để lừa đảo người dân. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin xã hội đối với ngành y tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.