Dân khổ vì nhà máy giấy gây ô nhiễm nước giếng
Sau khi xảy ra sự cố nói trên, nhà máy này đã thuê xe chở đất lấp bể chứa nước thải để xóa dấu vết và xây bể chứa nước thải mới. Bể chứa mới chỉ cao khoảng 60cm, gồm 3 ngăn xây trên nền đá, không có đáy chống thấm và xung quanh lại có những lỗ thông ra đất.
Bà Nguyễn Thị Muối, Giám đốc chi nhánh Công ty Thiên Thành Đắc tự nhận chính mình đã thiết kế bể chứ không có thiết kế kỹ thuật và thẩm định từ phía cơ quan chuyên môn? Trong khi đó, quy trình sản xuất bột giấy của nhà máy cũng rất thô sơ và công đoạn xử lý hóa chất cũng không bảo an toàn. Hóa chất được bơm xả tràn lan trên nền đất, không có hố ngăn. Bể hóa chất để ngâm nguyên liệu không có mái lợp nên khi mưa lớn có thể tràn ra mặt đất. Còn quá trình ép bột giấy, xưởng đã thải ra một lượng lớn cặn bã lẫn hóa chất với nồng độ cao. Người dân cho biết từ trước tới nay, chất thải của xưởng chủ yếu chảy trực tiếp ra môi trường, chứ không hề được xử lý.
Ngày 15/4, Phòng TN-MT huyện Krông Nô kiểm tra thì phát hiện "hệ thống bể chứa nước thải trung hòa tái sử dụng bị hư hỏng chảy tràn ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm". Cán bộ Phòng TN-MT huyện Krông Nô đã lập biên bản và yêu cầu công ty "xử lý triệt để lượng chất thải đã làm phát tán ra môi trường" trước ngày 15/5 nhưng không xử phạt gì cả?
Ông Phạm Thế Khanh, cán bộ Phòng TN-MT huyện Krông Nô, nói rằng: "Do phòng không có phương tiện để xác định được số lượng cũng như nồng độ chất thải thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước nên không thể xử phạt công ty. Từ khi đó đến nay, phòng cũng chưa kiểm tra lại và không biết công ty đã khắc phục như thế nào"?
Theo ông Hồ Tràng, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú: "Nếu không được xử lý triệt để thì không riêng gì nguồn nước ngầm khu vực này mà cả môi trường không khí, nguồn nước suối chảy qua gần nhà máy cũng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đất đai sản xuất và sức khỏe của người dân"