Đồng Tháp: "Kiểu" chữa bệnh kỳ quặc của nhóm thầy lang Mười Nghĩa

13:30 12/03/2007
Ông On được một thầy xem mạch và chẩn đoán ông bị bệnh thần kinh tọa rồi lấy một ống chích rút chai thuốc "T"-"H" chích vào chân phải của ông. Trước đó bà Lan được thầy khác bắt mạch là bị bệnh suy tim và loãng xương cũng được một thầy trích loại thuốc này.

Từ những lời đồn thất thiệt, mỗi ngày có hàng trăm lượt người ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đổ về căn nhà của ông Trần Văn Đẹt, ngụ ấp Đông, xã Tân Bình, huyện Châu Thành để trị bệnh.

Chúng tôi đã tìm hiểu câu chuyện này và phát hiện sự thật nhóm thầy lang chữa bệnh không hề có bằng cấp chuyên môn ngành Y, không có giấy phép hành nghề, điều trị bệnh nhân không hết bệnh, thậm chí có trường hợp tử vong.

Một loại thuốc trị bách bệnh?!

Lúc 9h30' ngày 6/3, bà Trần Thị Lan, 63 tuổi, ngụ xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã bốc được số thứ tự 394 vào khám bệnh.

Bà Lan cho biết: "Tôi thường bị mệt, thỉnh thoảng tay chân lại bị nhức, nghe đồn ở Châu Thành có mấy ông thầy trị bệnh hay lắm nên tôi quá giang ghe của một đứa em cùng xóm để đi trị bệnh. Qua bắt mạch, thầy nói tôi bị bệnh suy tim và loãng xương. Sau đó thầy lấy một chai thuốc nước trong veo (giống như nước lạnh), lấy kim bơm thuốc và chích vào lưng tôi".

Ghe chở bệnh nhân đến khám bệnh tại nhà ông Đẹt.

Tương tự, ông Lê Văn On, 71 tuổi, cùng địa chỉ với bà Lan cũng được một thầy khác xem mạch và chẩn đoán ông On bị bệnh thần kinh tọa rồi cũng lấy một ống chích rút chai thuốc đã chích cho bà Lan trước đó chích vào chân phải của ông.

Ông On cũng cho biết, tôi thấy hơi lạ là nhiều bệnh nhân được các thầy chẩn đoán bệnh khác nhau, nhưng chích cùng một chai thuốc nhãn hiệu "T"-"H".

Việc dùng một loại thuốc để trị cho nhiều bệnh khác nhau là điều không bao giờ xảy ra trong ngành Y học và không thể chấp nhận được vì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Ngành chức năng nói gì?

Bác sĩ Nguyễn Văn Chính - Trưởng phòng Y tế huyện Châu Thành cho biết, đây là một điểm hành nghề y dược trái phép, lực lượng kiểm tra liên ngành của huyện đã nhiều lần đến kiểm tra nhưng các đối tượng tổ chức khám chữa bệnh đã có hành vi chống đối, bất hợp tác với ngành chức năng.

Đứng đầu nhóm đối tượng tổ chức khám chữa bệnh trái phép tại nhà ông Trần Văn Đẹt, ấp Đông, xã Tân Bình là thầy lang Trần Hữu Nghĩa (tên thường gọi là Mười Nghĩa, 39 tuổi), con ruột ông Đẹt và một số thành viên khác như: Nguyễn Văn Sắn, Trần Thành Trị, Lê Văn Tấn, Bùi Văn Hưởng... cùng tham gia.

Thông thường người bệnh đến bốc số khám bệnh trước, sau đó vào nhà cho Sắn, Được... bắt mạch, các đối tượng còn lại thay phiên nhau chích thuốc. Qua xác minh bước đầu của ngành chức năng huyện Châu Thành, Lê Văn Tấn - một thành viên của nhóm chữa bệnh tại nhà ông Đẹt cho biết, thuốc chích cho người bệnh do ông Ba Thiệu ở thị trấn Lấp Vò tự pha chế và cấp miễn phí cho thầy Mười Nghĩa.

Cũng cần nói thêm, trước lúc gia nhập nhóm thầy Mười Nghĩa, Tấn đã tự tổ chức khám, tiêm chích thuốc cho bệnh nhân tại nhà riêng của mình. Kiểm tra phát hiện cơ sở khám chữa bệnh của Tấn không có giấy phép hành nghề, không có chứng chỉ chuyên môn, thuốc không nhãn hiệu...

Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm (Sở Y tế Đồng Tháp) cho thấy mẫu thuốc mà Lê Văn Tấn tiêm chích cho bệnh nhân là một loại nước cất, loại thuốc tiêm cũng do ông Ba Thiệu cung cấp và hiện đang được tiêm chích cho bệnh nhân tại nhà ông Đẹt.

Bệnh không hết, thậm chí còn tử vong

Cụ Lê Văn Bảy, 71 tuổi, ngụ thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) cho biết: "Nghe tin đồn ở Đồng Tháp có ông thầy Mười Nghĩa trị bệnh hay lắm, đau đâu chích đó, bảo đảm hết liền. Tôi bị bệnh thần kinh tọa nên mướn đứa cháu chạy xe Honda ôm tìm đến thầy Mười Nghĩa, chích thuốc được gần 10 lần nhưng bệnh không thấy giảm chút nào, tôi sẽ không đi nữa vì tốn tiền mà bệnh không hết (nhóm chữa bệnh không nhận tiền nhưng có đặt thùng để quyên góp tiền từ thiện)".

Còn bà Trần Thị Bê, 69 tuổi, ngụ xã Tân Thanh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) bị bệnh tê chân nhưng theo thầy chích gần 1 tháng cũng không có chuyển biến gì.

Theo người dân xã Tân Bình, nhóm thầy Mười Nghĩa tổ chức khám trị bệnh từ năm 2006 và các thầy trên không học hành hoặc được đào tạo ngắn, dài hạn về y học nhưng do các thầy trị bệnh miễn phí nên có một số người bệnh trong xã và các xã lân cận đến trị bệnh. Tuy nhiên, từ khi có trường hợp người bệnh tử vong sau thời gian trị bệnh tại chỗ thầy Mười Nghĩa, người dân địa phương không tin tưởng vào nhóm thầy lang này nữa.

Hiện nay, phần lớn bệnh nhân đến chữa trị là người ngoài tỉnh do nghe nhiều tin đồn thất thiệt. Chúng tôi đã tìm gặp người thân của một trường hợp tử vong sau thời gian đến nhóm thầy Mười Nghĩa bắt mạch, chích thuốc.

Chị Nguyễn Thị Lan, 30 tuổi, ngụ ấp Phú Hội Xuân, xã Phú Long, Châu Thành, bộc bạch: Chồng chị là anh Nguyễn Văn Quang, 31 tuổi bị bệnh cũng khá lâu, trong quá trình điều trị tại nhà, vào những ngày đầu tháng 10/2006, hai thầy trong nhóm thầy Mười Nghĩa biết chồng tôi bệnh nên tự tìm đến gia đình tôi bắt mạch chân, tay cho chồng tôi và nói bệnh này không sao đâu.

2 ông thầy chích 2 mũi thuốc (1 mũi trên đầu, 1 mũi vào tay phải), sau đó hai thầy có quay lại định chích thuốc nữa nhưng tôi không đồng ý vì sợ không có hiệu quả bằng thuốc mua theo toa của bác sĩ, đến ngày 17/10/2006 chồng tôi chết...

Nam Giao

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文