Giải pháp ngăn chặn việc người dân ồ ạt xây nhà chờ đền bù

09:47 06/05/2011
Chỉ trong chưa đầy một tuần, hàng trăm ngôi nhà của người dân đã mọc lên ở xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình, nơi dự án Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đầu tư chuẩn bị khởi công.

Trước đó, chỉ vì nghe tin tỉnh mở đường du lịch qua làng để vào tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, hoặc đường vào khu lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở huyện Lệ Thủy… hàng trăm hộ dân ở Quảng Bình cũng đã “đi tắt đón đầu” xây nhà để chờ đền bù.

“Giăng lưới” chờ đền bù

Chỉ sau mấy ngày nghỉ lễ, ở thôn Vĩnh Sơn, Thọ Sơn và thôn 19-5, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình đã có gần 300 hộ dân ồ ạt dựng nhà và các công trình khác để chờ đền bù. Có lẽ đây là địa phương có những ngôi nhà được xây nhanh nhất nước ta.

Bởi, có những bãi đất chiều hôm trước còn là bãi đá bóng, chăn bò của lũ trẻ thì sáng hôm sau đã mọc lên một căn nhà được xây mới. Không chỉ xây nhà, người dân nơi đây còn dựng đủ thứ “hầm bà lằng” như chuồng trâu, chuồng bò, nhà vệ sinh, sân phơi, chậu cảnh…

Do xây dựng gấp gáp nên các công trình đều làm một cách sơ sài. Hồ vữa chủ yếu làm bằng cát, thêm một ít xi măng chỉ cần kết dính tạm một vài tháng chờ đền bù xong là sập. Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi vào nhà bà L.T.H., chỉ trong vòng 3 ngày, gia đình bà H. đã xây xong nhà lớn, nhà bếp, công trình khép kín nhưng chỉ sử dụng hết chưa đầy 1 tấn xi măng. Với những ngôi nhà kiểu này chỉ cần có trận gió mạnh là bị thổi đổ, nhưng bà H. vẫn thản nhiên “xây cho có thôi mà, chờ đền bù xong kiểu chi cũng bị đập bỏ”.

Hàng trăm ngôi nhà ở xã Quảng Đông được dựng lên để chờ đền bù.

Rồi bà H. tính: bỏ cả tiền công thợ, tiền vật liệu, gia đình chi hết hơn 200 trăm triệu nhưng khi đền bù kiểu gì cũng có lãi gấp hai, gấp ba. Được biết, khi chính quyền xã Quảng Đông thông báo vào tháng 7/2011 tới, toàn bộ thôn Vĩnh Sơn và hàng chục hộ ở hai thôn 19/5 và thôn Thọ Sơn sẽ di dời để phục vụ dự án Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đầu tư ở cảng biển Hòn La, lập tức hàng trăm hộ dân xây dựng nhà để chờ đền bù.

Không riêng gì ở Quảng Đông, nhiều địa phương khác ở tỉnh Quảng Bình, khi nghe ngóng có tin mở đường, hoặc xây dựng công trình gì đó nhiều hộ dân đều tìm cách dựng nhà chờ đền bù. Chẳng hạn, trước đó khi mới nghe tin con đường vào khu lăng mộ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh sẽ được mở rộng, nhiều hộ dân xã Trường Thủy, Lệ Thủy đã vay mượn hàng chục triệu đồng để làm nhà kiểu “đi tắt đón đầu” chờ giải tỏa đền bù.

Tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, người dân cũng chỉ vì nghe tin tỉnh mở đường du lịch qua làng để vào tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, nên hàng trăm hộ dân ở đây đã đua nhau xây các công trình kiên cố chỉ để chờ đền bù, bất chấp sự ngăn cản của chính quyền xã, huyện.

Theo chỉ thị của huyện Bố Trạch, xã Sơn Trạch tiến hành tháo dỡ, song vừa tháo xong chiều hôm nay, tối đến người dân lại dựng lên hàng chục căn nhà. Có đêm người dân dựng lên 20 căn nhà để chờ giải tỏa. Chính quyền địa phương đã xử lý hành chính 180 trường hợp, song đến nay vẫn còn có gần hàng trăm công trình tự ý mọc lên chờ đền bù…

“Kịch bản” vụng về không có hậu

Tại xã Quảng Đông, trong quá trình tìm hiểu tư liệu cho bài viết này, chúng tôi nhận thấy: Hầu hết nhà dân dựng mới chờ đền bù đều không có người ở, sau khi xây xong, các nhà đều cửa đóng then cài. Mặc dù vậy, để làm được nhà, hàng trăm hộ dân đã cầm cố thế chấp sổ đỏ ngân hàng, vay mượn khắp nơi.

Được biết, việc người dân dựng nhà ồ ạt chờ đền bù một mặt do ý thức, mặt khác do một số doanh nghiệp, cá nhân lùng tìm mua đất, tạo giá ảo ở khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện. Có cá nhân còn “giao kèo” hùn tiền với người dân xây nhà để sau này có đền bù chia nhau. Làm việc với lãnh đạo chính quyền địa phương chúng tôi được biết, nguyên nhân để người dân tự ý xây nhà trái phép rộ lên cũng là do công tác giải phóng mặt bằng cho nhà máy nhiệt điện chưa đồng bộ.

Lý do là do mặc dù đã thỏa thuận cho tỉnh Quảng Bình ứng tiền đền bù, nhưng PetroVietnam không cho ứng một lần mà nhỏ giọt nhiều lần khiến tỉnh, huyện không chủ động được công tác giải phóng mặt bằng.

Đối với các hộ dân dựng nhà chờ đền bù ở xã Quảng Đông, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch Đậu Minh Ngọc kiên quyết: “Huyện kiểm tra và chỉ đạo xã lập biên bản, xử phạt hành chính các hộ vi phạm, đình chỉ các công trình trái phép. Chúng tôi kiên quyết không đền bù đối với các hộ vi phạm này”. Đối với Dự án đường du lịch qua các làng Phong Nha, Xuân Tiến, Hà Lời cũng chính thức được tỉnh Quảng Bình cho dừng.

Thay vì mở rộng đường cũ qua khu dân cư, tỉnh đã chủ trương mở đường qua cánh đồng đất nông nghiệp. Lúc này, nhiều hộ dân ở Sơn Trạch nhà ít nhất thì vay vài chục triệu, có nhiều nhà vay ngân hàng 200, 300 triệu đồng để dựng nhà đón đền bù. Giờ đây không ít gia đình rơi vào cảnh trắng tay, túng quẫn chỉ vì vay tiền xây nhà chờ đền bù

Dương Sông Lam

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文