Hàng loạt sai phạm dự án bờ kè sông Ba bao giờ mới xử lý?

09:58 04/04/2015
Dự án xây dựng bờ kè sông Ba, đoạn qua thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện, thuộc tỉnh Gia Lai đã và đang gây bức xúc dư luận bởi nhiều sai phạm.
Theo hồ sơ ban đầu, dự án xây dựng bờ kè sông Ba, đoạn qua thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai do UBND huyện Phú Thiện làm chủ đầu tư, có chiều dài 5.100m, kinh phí đầu tư 63,668 tỷ đồng, triển khai từ năm 2008. Đến năm 2009, dự án đã được phê duyệt điều chỉnh tăng kinh phí đầu tư lên hơn 72,1 tỷ đồng nhưng chiều dài bờ kè được rút ngắn lại hơn so với ban đầu giảm 435m…

Đau xót là nhà thầu - Công ty TNHH MTV Trung Đạt (Gia Lai) được xét trúng thầu thi công xây lắp bờ kè từ Km00 đến Km0+900m, với giá trị gói thầu 8 tỷ đồng, quy định hoàn thành vào đầu năm 2011 nhưng đã liên tục chậm trễ nhiều năm, được ưu ái gia hạn nhiều lần nhưng đến nay vẫn dở dang.

Trước bức xúc của dư luận, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo yêu cầu UBND huyện Phú Thiện tổ chức kiểm điểm về trách nhiệm, tự nhận hình thức kỷ luật tập thể và các cá nhân có liên quan và yêu cầu chấm dứt hợp đồng thi công đối với Công ty TNHH MTV Trung Đạt… Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công chịu trách nhiệm bồi thường phần chi phí trượt giá đối với khối lượng còn lại của công trình...

Bờ kè sông Ba ở Gia Lai.

Tuy nhiên, đến 2/4/2015, trả lời PV Báo CAND, lãnh đạo Ban Quản lý dự án huyện Phú Thiện cho biết, UBND huyện Phú Thiện đang cho nhà thầu Trung Đạt tiếp tục khắc phục những phần việc dở dang chưa nghiệm thu quyết toán được. Chốt thời gian đến ngày 24/4, yêu cầu nhà thầu Trung Đạt phải hoàn thành những hạng mục để nghiệm thu quyết toán tiền ứng, phần còn lại sẽ chuyển giao cho nhà thầu mới.

Được biết, muốn hoàn thành toàn bộ gói thầu của nhà thầu Trung Đạt phải thêm trên 10 tỷ đồng nữa vì trượt giá. Như vậy, dự toán ban đầu gói thầu là 8 tỷ đồng (năm 2009) đến nay tăng thêm tổng cộng gần 18 tỷ đồng, ai phải chịu trách nhiệm?

Trong khi đó, dự án công trình xây dựng kè chống sạt lở sông Ba, đoạn qua bờ Tây sông Ayun thuộc thị xã Ayun Pa (Gia Lai) dài 8,38km, kinh phí 414 tỷ đồng, do UBND thị xã Ayun Pa làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2012, dự kiến đến 6/2014 hoàn thành nhưng đến nay mới chỉ thực hiện với kinh phí khoảng 60 tỷ đồng, đã phát hiện nhiều sai phạm.

Theo hồ sơ, đơn vị trúng thầu thi công công trình này là liên danh Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế và Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Tân Bình Mạnh. Đơn vị thiết kế do Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển hạ tầng Hà Việt thực hiện.

Theo thiết kế áp dụng công nghệ thảm vữa xi măng túi khuôn của Hàn Quốc, nhưng trong quá trình khảo sát, lập dự án, đơn vị này không phát hiện hiện tượng thẩm thấu nước, sạt lở ở chân khay của bờ kè để có biện pháp khắc phục. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều hạng mục như phần đỉnh kè, mái kè và chân kè... thi công không đúng thiết kế bản vẽ...

Từ những sai phạm, bất cập nêu trên đã kéo dài thời gian thực hiện công trình và phát sinh kinh phí thất thoát lớn, thiệt hại cho Nhà nước nên cần phải điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo pháp luật những cá nhân liên quan.

Ngọc Như

Lực lượng chức năng thu giữ gần 7,2 nghìn thành phẩm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; khoảng 20 nghìn tem nhãn các loại; gần 1 nghìn chai nhựa; 300 kg nguyên liệu gồm nắp nhựa, màng siu, thùng nhựa chứa dung dịch chất lỏng cùng nhiều máy móc, dụng cụ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả.

Các đối tượng trong vụ án còn liều lĩnh phát hành hợp quy “khống” cho các thang máy, thiết bị sàn nâng người của các công trình xây dựng chung cư cao tầng phục vụ dân sinh. Việc làm trên của các đối tượng là hành vi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng thiết bị máy móc và người dân.

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.