Không nên hợp thức hóa cho dự án lấn chiếm đất hành lang sông, rạch

09:14 30/10/2017
Được phân cấp quản lý 106 tuyến sông, rạch với chiều dài gần 700km, nên để chặn tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông, rạch, cách đây 13 năm, TP Hồ Chí Minh đã ban hành quy định về mốc hành lang bảo vệ sông rạch. 

Theo quyết định này, hành lang trên bờ các tuyến sông, kênh rạch cấp 1 - 2 có chiều rộng 50m mỗi bên; sông rạch cấp 3-4 rộng 30m mỗi bên; rạch cấp 5 - 6 có hành lang bảo vệ là 20m mỗi bên và các kênh rạch chưa được phân cấp kỹ thuật có hành lang 10m mỗi bên. 

Từ khi có quy định này, tình trạng người dân lấn chiếm, xây nhà ở trên hành lang sông rạch đã giảm. Tuy nhiên, các dự án phát triển nhà ở lại đua nhau mọc lên ven sông, bao chiếm toàn bộ hành lang sông rạch. 

Hiện ven các tuyến sông rạch trên địa bàn, đã có hàng trăm dự án bất động sản (BĐS) bám mặt sông, rạch. Chỉ tính riêng trên đoạn sông Sài Gòn từ huyện Nhà Bè về đến quận Thủ Đức, đã có cả chục khu đô thị cùng nhiều dự án BĐS lớn, nhỏ khác bao chiếm mặt tiền sông.

Dự án có công trình phụ trợ xây dựng trên phần đất bảo vệ hành lang sông Sài Gòn.

Tại buổi làm việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội với chính quyền thành phố ngày 19-10 vừa qua, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã đặt vấn đề về thực trạng đất ven sông Sài Gòn bị tư nhân hóa do các dự án BĐS dẫn đến tình trạng phá vỡ quy hoạch giao thông đô thị, cảnh quan ven sông và gây bất công cho người dân thành phố. Nhiều đoạn bờ sông, rạch nghiễm nhiên biến thành khu vực của dự án BĐS khiến người dân không thể vào hoặc qua lại. 

Điển hình cho thực trạng này là dự án khu dân cư thấp tầng bám hành lang sông mang tên Thảo Điền Sapphire ở phường Thảo Điền, quận 2. Mặc dù không được cho phép, nhưng chủ dự án vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ trên phần đất hành lang sông Sài Gòn. Bị phát hiện xây dựng 14 hồ bơi và câu lạc bộ giải trí trái phép ven bờ sông, chủ đầu tư đã bị cưỡng chế tháo dỡ phần hạ tầng lấn chiếm đất hành lang sông và bị xử phạt cả tỷ đồng. 

Nhưng ngay sau đó, chủ dự án và Hiệp hội BĐS thành phố đã đồng loạt có văn bản xin cứu xét theo hướng cho chủ dự án này được sử dụng tạm phần diện tích đất rất lớn thuộc hành lang sông, rạch. 

Trong đó, chủ dự án là Công ty TDS cho rằng, phần đất DN này nhận chuyển nhượng lại của dự án Thảo Điền Sapphire có diện tích hơn 27.018m² theo hình thức sử dụng đất là sử dụng riêng, tiếp giáp đến ranh mép bờ cao sông Sài Gòn. Diện tích đất ở chỉ có 15.232m², chiếm tỷ lệ 56,4% trong khi diện tích đất hành lang bảo vệ bờ sông, rạch lên đến 11.786m², chiếm tỷ lệ 43,6%, gồm đất giao thông, sân bãi, đường đi dạo và công viên cây xanh cảnh quan thuộc hành lang bảo vệ sông Sài Gòn và đất giao thông ven rạch Ông Hóa… 

Do đó DN xin được tạm sử dụng phần đất đã xây công trình phụ trợ trên hành lang ven sông để phục vụ dự án. Cùng lúc, Hiệp hội BĐS cũng lên tiếng đề nghị thành phố xem xét theo hướng cho phép các công trình xây dựng sai phép này được tồn tại để tăng thêm tiện ích cho khu dân cư. Bù lại, Công ty TDS chỉ cần phải nộp lại số lợi được hưởng bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép.

Khi quyết định bảo vệ hành lang sông, rạch được ban hành từ năm 2004 không phát huy hiệu quả bảo vệ đất ven sông rạch, để “chữa cháy” tháng 4 vừa qua thành phố đã tiếp tục ban hành quy định mới về quản lý, sử dụng đất hành lang sông rạch trên địa bàn. 

Theo quyết định này, trên hành lang bảo vệ sông, rạch sẽ được phép xây dựng các công trình công cộng như cảng thủy nội địa, nhà vệ sinh, khu vui chơi - thể thao, nhà giữ xe… hay các cơ sở dịch vụ có thời hạn. Việc cho phép xây dựng công trình tạm trên đất hành lang bảo vệ sông, rạch này càng khiến quy hoạch hành lang sông, rạch trở lên manh mún, chia cắt; biến phần đất ven sông, rạch thành đất của dự án tư nhân, cản trở quy hoạch phát triển giao thông, công viên ven sông của thành phố. 

Nhất là khi đã có chủ đầu tư lên tiếng xin chủ trương làm dự án đại lộ ven sông Sài Gòn theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng để giải quyết một phần chuyện kẹt xe, ngập nước của thành phố.

Đ.Thắng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文