Dự án khu biệt thự - du lịch Thanh Bình (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Khuất tất quanh chuyện mua đấu giá quyền sử dụng đất và nợ xấu

08:06 08/07/2019
Sau loạt bài điều tra, phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại dự án Khu biệt thự - du lịch Thanh Bình, do Công ty TNHH TV-DV-TM Thanh Bình (gọi tắt là Công ty Thanh Bình; trụ sở đặt tại tầng 1, tòa nhà Packsimex, số 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) làm chủ đầu tư, Báo CAND tiếp tục nhận nhiều đơn thư các nạn nhân tố cáo những ẩn khúc khác, trong đó có việc ngân hàng cho vay vô tội vạ để lại khoản nợ xấu “khủng” và nhiều khuất tất qua việc mua bán đấu giá quyền sử dụng đất, mua bán nợ, rất cần được làm sáng tỏ…

Theo tài liệu mà PV Báo CAND có được từ hàng chục hợp đồng vay vốn của nhóm người liên quan đến Giám đốc Công ty Thanh Bình - ông Phạm Quốc Dũng, cho thấy một sự tùy tiện quá mức trong hoạt động cho vay của các chi nhánh ngân hàng. Ngoài tài sản thế chấp là hơn 110.000m2 đất ở khu dân cư Thanh Bình, nhóm người ông Phạm Quốc Dũng còn thế chấp hàng chục tài sản khác ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh… để vay hơn 1.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hầu hết doanh nghiệp (đều tại TP Hồ Chí Minh) được Công ty Thanh Bình đứng ra bảo lãnh vay vốn, đều là công ty “ma”, sinh ra chỉ để vay vốn, sau đó “lặn” mất tăm. Như Công ty cổ phần ĐT-KD bất động sản Hoàng Gia do ông Phạm Ngọc Lâm làm Giám đốc.

Nhiều căn biệt thự khu dân cư Thanh Bình xây dang dở do vướng tranh chấp.

Theo giấy phép kinh doanh, trụ sở công ty này đặt tại số 93 Nguyễn Trãi, quận 1; Công ty cổ phần thương mại S.V.C do ông Trần Hữu Huỳnh làm Giám đốc, đăng ký trụ sở ở số 93-95 Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tại điểm này là một cửa hàng thời trang.

Công ty TNHH MTV đầu tư Kim Ngân do ông Phạm Nguyễn Vũ làm Giám đốc, trụ sở nằm trên đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7, nhưng thực tế tại đây không hề tồn tại tên công ty này. Hàng chục công ty khác cũng vậy, địa chỉ đăng ký cốt chỉ là làm giấy phép kinh doanh để vay vốn, còn thực tế không hoạt động gì cả. Lạ một điều là các ngân hàng cứ “làm ngơ”, vô tư cho vay, có hợp đồng vay hàng chục tỷ đồng, dù Công ty bảo lãnh Thanh Bình đã rơi vào nợ xấu nhóm 5 - tức không thể nào cho vay được nữa.

Mục đích cho vay ngân hàng “đẻ” ra đủ trò, phương án trả nợ  chỉ vẽ ra cho đẹp trên giấy. Như trường hợp của Công ty cổ phần thương mại S.V.C, do ông Trần Hữu Huỳnh làm Giám đốc, vay nợ một chi nhánh ngân hàng Nhà Bè từ năm 2007 và không có khả năng trả nợ.

Thế nhưng, vào các năm 2010, 2011, chi nhánh ngân hàng này vẫn ký tiếp nhiều hợp đồng cho công ty này vay vốn hàng chục tỷ đồng mà đơn vị đứng ra bảo lãnh là Công ty Thanh Bình; tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD733691 thuộc khu dân cư Thanh Bình. Lý do vay vốn là để kinh doanh… máy tính xách tay!

Chưa dừng lại ở đây, đến năm 2013, ngân hàng tiếp tục ký hợp đồng cho ông Huỳnh vay vốn với tư cách cá nhân (lấy địa chỉ thường trú ở ấp Bạch Lâm, Gia Tân 2, Thống Nhất, Đồng Nai) với số tiền vay 5 tỷ đồng. Mục đích vay là để mua đất xây nhà trọ (?!).

Tài sản thế chấp vẫn là quyền sử dụng đất số AD733691 nhưng hợp đồng lại không được công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định. Thế nhưng, ngân hàng vẫn bán khoản nợ này và Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Đại Dũng là đơn vị trúng đấu giá.

Có một câu hỏi mà hàng chục hộ dân là nạn nhân ở khu dân cư Thanh Bình thắc mắc, là không biết vì sao việc lùm xùm ở khu dân cư Thanh Bình đã xảy ra từ năm 2017 và người dân khiếu nại gay gắt kéo dài đến hôm nay mà vẫn có doanh nghiệp “nhảy” vào để mua đấu giá quyền sử dụng đất và nợ xấu ngân hàng, để rồi vụ việc phức tạp lại càng rắc rối và chưa có hướng giải quyết?

Trước khi Công ty TNHH TM-DV đầu tư bất động sản Đại Dương mua trúng đấu giá quyền sử dụng đất số BK622398 (7.979,3m2) với giá 47,250 tỷ đồng vào ngày 11-1-2019, bà Nguyễn Thị Ngọc Lương (người chuyển nhượng 3.500/7.979,3m2 trong số này từ Công ty Thanh Bình mà Báo CAND ngay trong bài viết đầu tiên liên quan đến dự án này - PV) gửi đơn khiếu nại khắp nơi để ngăn chặn việc bán đấu giá nhưng vẫn không được giải quyết.

Tiếp đến, các hộ dân gửi đơn đến các cơ quan chức năng ngăn chặn việc xử lý nợ của ngân hàng để chờ giải quyết. Thế nhưng, việc mua bán nợ liên quan đến 2 quyền sử dụng đất số AD733691 và BA657202 vẫn cứ diễn ra vào ngày 22-5 và doanh nghiệp mua lại khoản nợ hơn 39 tỷ đồng chính là Công ty Đại Dũng – doanh nghiệp có cùng giám đốc với Công ty Đại Dương.

Từ thực tiễn vừa kể cho thấy, hiếm có một doanh nghiệp nào dám bỏ ra số tiền gần 87 tỷ đồng để “mua” quyền sử dụng và khoản nợ xấu của ngân hàng mà biết chắc rằng sẽ dính đến kiện tụng chưa biết đến bao giờ kết thúc. Với số tiền này, nếu đầu tư kinh doanh vào đất “sạch” (hợp pháp và không tranh chấp) thì khả năng sinh lời là rất cao và an toàn. Thế cho nên các hộ dân ở khu dân cư Thanh Bình nghi ngờ có những khuất tất phía sau những cuộc bán đấu giá.

Từ phản ánh của người dân, những ngày đầu tháng 7-2019, PV Báo CAND đã liên hệ với một số cơ quan chức năng, Công ty Đại Dương và Công ty Đại Dũng… để tìm hiểu về sự ngay tình trong hoạt động mua bán đấu giá.

Tài liệu mà PV Báo CAND được các nơi cung cấp khá nhiều để chứng minh cho việc mua bán này là ngay tình như: Hợp đồng mua bán tài sản, mua bán khoản nợ; biên bản bán đấu giá; biên bản thu giữ tài sản đảm bảo; giấy đóng các loại thuế; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý biến động… Tuy nhiên, tài liệu quan trọng nhất là hóa đơn giá trị gia tăng (hoặc sao kê việc chuyển khoản) chứng minh việc Công ty Đại Dương, Công ty Đại Dũng đã nộp tiền mua tài sản và khoản nợ thì không thấy đâu cả.

Để hỏi rõ, chúng tôi đăng ký làm việc với chi nhánh một ngân hàng tại huyện Nhà Bè, nơi đây chỉ hẹn trả lời nhưng... không thấy hồi âm. Phía Công ty Đại Dũng, Công ty Đại Dương cũng vậy, không đồng ý cung cấp hóa đơn. Trong khi đó, ai cũng biết hóa đơn là chứng từ quan trọng nhất để chứng minh cho sự ngay tình của người trúng giá.

Một nghi vấn khác trong việc mua trúng đấu giá quyền sử dụng đất số BK622398 (7.979,3m2), đó là hợp đồng mua bán tài sản giữa ngân hàng và Công ty Đại Dương được ký kết vào lúc 15h ngày 23-1-2019 tại Phòng công chứng Chí Linh (nằm trên đường Bình Giã, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Hợp đồng thể hiện, Công ty Đại Dương chỉ mới nộp 4,8 tỷ đồng tiền đặt cọc (được chuyển từ khoản tiền đặt trước của Công ty Đại Dương nộp vào Công ty cổ phần Đấu giá Châu Á để tham gia đấu giá), còn lại 42,450 tỷ đồng phải thanh toán cho ngân hàng trong vòng 30 ngày. Thế nhưng, cũng trong ngày đó, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chỉnh lý xóa nội dung đăng ký thế chấp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BK622398.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc trước đó ngân hàng đã làm thủ tục giải chấp khoản nợ này. Vậy có hai khả năng xảy ra, đó là ngân hàng đã lập khống hồ sơ để giải chấp, hoặc có ai đó đã đóng tiền vào xóa thế chấp chứ không phải Công ty Đại Dương. Và cả hai khả năng này đều vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật hiện hành.

Luật sư Khương Tân Phương (Trưởng Văn phòng Luật sư Thuận Nam) cho biết, căn cứ vào Điều 39 Luật Đấu giá 2016 và Điều 13 Quy chế bán đấu giá của Công ty cổ phần Đấu giá Châu Á ban hành ngày 22-12-2018 quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đấu giá thành, người trúng đấu giá phải thanh toán đủ số tiền mua tài sản cho Công ty Cổ phần đấu giá Châu Á. Quá thời gian thanh toán tiền mua tài sản mà người trúng đấu giá tài sản không thanh toán đủ thì sẽ mất toàn bộ số tiền đặt cọc”.

Như vậy để ngân hàng tiến hành giải chấp tài sản và lập hợp đồng chuyển nhượng tài sản thì Công ty Đại Dương phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán đủ số tiền mua tài sản cho Công ty cổ phần Đấu giá Châu Á và sau 3 ngày làm việc, Công ty cổ phần Đấu giá Châu Á phải chuyển toàn bộ số tiền đó cho ngân hàng. Nếu sau thời hạn trên mà Công ty Đại Dương không thực hiện thì ngân hàng sẽ không chuyển nhượng tài sản cho Công ty Đại Dương nữa. Việc bán nợ xấu liên quan đến hai quyền sử dụng đất số AD733691 và BA657202 cũng thực hiện theo trình tự như vậy.

“Nếu Công ty Đại Dương và Công ty Đại Dũng không chứng minh việc mình mua tài sản, nợ xấu là hợp pháp, chúng tôi sẽ tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, pháp nhân có liên quan”, nhiều người dân khu dân cư Thanh Bình cho biết. 

Liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Ngọc Lương khởi kiện “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” đối với Công ty Thanh Bình được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thụ lý ngày 21-2-2019, hơn 4 tháng sau, ngày 27-6-2019, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bất ngờ ra Quyết định số 31/2019/QĐST-DS về việc “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” với lý do cần đợi thu thập tài liệu, chứng cứ từ các cơ quan chức năng. Điều đáng nói là quyết định trên được giao cho những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Công ty Đại Dương nhưng lại không được gửi cho bà Lương là nguyên đơn của vụ án.

Mãi đến 7 ngày sau, khi bà Lương đến tòa hỏi thì thẩm phán ký quyết định mới giao cho. Cũng trong ngày này, bà Lương đã làm đơn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ nói trên vì cho rằng lý do tạm đình chỉ là không thuyết phục.

Mã Hải

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文