Lãng phí những công trình tiền tỉ ở Sóc Trăng

08:11 11/08/2019
Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện có những công trình được đầu tư hàng chục tỉ đồng còn ngổn ngang sau khi lỡ hẹn bàn giao; hay khu dân cư cho người nghèo chỉ khoảng 1/3 hộ dân vào ở… còn lại bỏ hoang, cỏ mọc lút đầu, gây bức xúc trong nhân dân.


Ngày 28-6-2016 tại ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã diễn ra lễ khởi công công trình nâng cấp Bến cá Mỏ Ó. Chủ đầu tư là Sở NN&PTNT Sóc Trăng, đơn vị quản lý là Ban quản lý dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng. 

Tổng mức đầu tư cho công trình này trên 46,2 tỉ đồng. Theo kế hoạch, ngày 30-11-2018 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay diện mạo của bến cá hàng chục tỉ đồng khiến người dân thất vọng…

Theo giới thiệu, công trình nâng cấp Bến cá Mỏ Ó có quy mô khá hoành tráng, gồm: Công trình giao thông (kè kết hợp bến tàu 200 CV chiều dài kè kết hợp bến cá 108,3m; đường nội bộ, bãi xe và vỉa hè; đường vào bến cá chiều dài 1.864m, bề rộng mặt đường 5,5m); kè bảo vệ bờ chiều dài 111,9m... với tổng diện tích đất sử dụng của công trình là 1,57ha. 

Đơn vị thi công là liên danh Công ty CP xây dựng Hồng Lâm và Công ty CP công trình thủy VINAWACO. Thời gian thực hiện từ ngày khởi công đến ngày 30-11-2018 (17 tháng).

Công trình nâng cấp Bến cá Mỏ Ó là khát vọng của người dân nơi đây. Bến cá Mỏ Ó khi hình thành, đi vào hoạt động không chỉ thu hút các tàu ở địa phương mà còn thu hút các tàu có công suất đến 200CV từ các tỉnh khác đến để vận chuyển hải sản, tiếp nhiên liệu, nước đá, nước ngọt, lương thực thực phẩm… phục vụ cho các chuyến ra khơi.

Và từ đây sẽ hình thành, phát triển các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo công ăn việc làm cho người dân ấp Mỏ Ó. Thế nhưng, đến đầu tháng 8-2019, công trình trên 46 tỉ đồng này hết sức ngổn ngang.

Nhiều vị trí được đập phá, tháo dỡ; nhiều nắp cống thoát nước nội bộ được lật lên vì nước không thoát ra được (dù chưa đưa vào sử dụng); bờ kè bị nứt thành vệt dài; sân bị sụt lún; trụ nước chữa cháy bị sét gỉ; tường rào bao quanh có dấu hiệu bị sụt, nghiêng… các dãy nhà làm việc không một bóng người.

Theo một cán bộ Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Bến cá Mỏ Ó chưa được bàn giao cho Ban quản lý cảng Trần Đề vì chưa hoàn thiện.

Tương tự, năm 2014, tỉnh Sóc Trăng triển khai dự án nhà ở ổn định cho 200 hộ nghèo ở xã ven biển Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu) với tổng mức đầu tư hơn 43 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 35 tỷ đồng. Dự án do UBND thị xã Vĩnh Châu làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý là Ban Quản lý các công trình xây dựng cơ bản thị xã Vĩnh Châu.

Theo đánh giá, dự án ổn định dân cư các hộ dân tộc thiểu số ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải là chương trình có sự đầu tư trọng tâm, trọng điểm và đây là dự án có mức đầu tư lớn, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Dự án có tổng diện tích gần 90ha, trong đó đất ở chiếm hơn 6ha.

Khu dân cư cho hộ nghèo ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu) bị bỏ hoang, cỏ mọc.

Sau gần hai năm triển khai thực hiện, đã xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo. Mỗi căn nhà có diện tích xây dựng 40m². Mức hỗ trợ cho mỗi hộ là căn nhà trị giá 35 triệu đồng, đất sản xuất 3.000m². Ngoài ra, khu dân cư (KDC) này còn được đầu tư hệ thống điện, nước sạch, đường nội bộ, Trạm Y tế, trường Mẫu giáo, trạm cấp nước tập trung…Sau khi chủ đầu tư bàn giao 200 căn nhà, dự án đã bị phát hiện sai phạm hàng tỷ đồng. 

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng, dự án có nhiều sai phạm, như: Chậm tiến độ 4 tháng; Ban quản lý dự án thiếu kiểm tra thu chi tài chính; không phát hiện thi công thiếu khối lượng; nghiệm thu thừa so với thi công thực tế, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán thừa khối lượng 3 trong 4 gói thầu so với bản vẽ thiết kế, nhưng chủ đầu tư không phát hiện. Đơn vị thi công thực hiện công việc thiếu khối lượng, sai chủng loại vật liệu, thiết bị so với thiết kế được duyệt nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh toán với tổng trị giá thừa so với thi công thực tế là hơn 1,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, các đơn vị đã nghiệm thu, thanh toán việc san lấp mặt bằng khi chưa thi công… Từ những sai phạm trên, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng kiến nghị thu hồi số tiền gần 1,4 tỷ đồng; kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan sai phạm…

Điều đáng nói, KDC Trà Sết hiện rất thảm hại, khi 200 ngôi nhà được đầu tư đồng bộ trở nên hoang vắng vì người dân không thể nào trụ nổi do quá khó khăn.

Ông Triệu Minh Dũng, Trưởng Ban nhân dân ấp Trà Sết, cho biết: “Toàn bộ KDC có 200 ngôi nhà nhưng hiện chỉ có khoảng 80 hộ vào ở, số còn lại bỏ hoang vì bà con đi làm ăn xa. Người dân mong muốn có đất sản xuất, sinh sống tại địa phương nhưng không có”. 

Ông Kim Hoàng (nhà số 86/200), chia sẻ: “Chúng tôi là hộ nghèo, không có nhà ở, không có đất sản xuất nên khi được cấp nhà và nghe nói cấp thêm 3.000m² đất sản xuất ai cũng mừng. Tuy nhiên, nhận nhà rồi mới thấy chất lượng quá kém, vào ở vài tháng là tường hỏng, nền sụt lún; còn đất sản xuất không thấy đâu… nhiều hộ phải bỏ nhà đi làm thuê”.

Dự án ổn định dân cư các hộ dân tộc thiểu số ấp Trà Sết là hỗ trợ cho người nghèo về đất ở, đất sản xuất và nhà ở để ổn định cuộc sống, an tâm lập nghiệp vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, dự án này lại gây khó cho người dân vì ngay từ đầu đã bị “xén” khá nhiều, gây bất bình trong nhân dân…

Đ.Văn – C.Xuân

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文