Lật tẩy những chiêu trò lợi dụng dịch bệnh để móc túi người dân

07:27 20/07/2021
Sử dụng phương tiện vận tải, treo băng rôn cứu trợ đồng bào miền Nam nhưng thực chất là vận chuyển hàng hóa kinh doanh; đăng tải thông tin buôn bán thực phẩm trên mạng xã hội trong thời điểm giãn cách xã hội, nhận tiền chuyển khoản nhưng không giao hàng; hay giả bộ gửi quà từ thiện nhưng thực chất giao nhận ma túy…


Đó là những thành phần lợi dụng thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19 để hoạt động vi phạm pháp luật…

Ông Lê Minh Hiếu - Chủ tịch UBND phường 26, quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) cho biết, thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các đoàn kiểm tra của phường ghi nhận nhiều trường hợp xe ôtô, xe tải dán băng rôn “người dân ở… hướng về Sài Gòn”, “chuyến xe 0 đồng”,“đoàn xe từ thiện”, xe chữ thập đỏ hay “tôi yêu Sài Gòn”… qua chốt kiểm soát với lý do đem quà vào chung sức cùng người dân TP Hồ Chí Minh chồng dịch nhưng thực tế là để…giao hàng chui.

Nhiều chuyến xe mang danh hỗ trợ nhưng thực chất là trá hình để vận chuyển hàng hóa.

Tại bãi xe 397 Đinh Bộ Lĩnh, các tổ công tác đã phát hiện nhiều người dân tập trung chờ nhận hàng hóa nên đã tạm phong tỏa, yêu cầu nhà xe dùng dịch vụ giao hàng tận nhà hoặc hẹn giờ khách đến nhận để tránh tập trung đông người. Không vào được bãi, nhiều nhà xe chuyển sang giao hàng ngay trên lề đường quốc lộ 13. Tại đây nhiều xe dán băng rôn trá hình “cứu trợ” để vận chuyển hàng hóa, đa phần là thực phẩm từ các tỉnh gởi vào cho những người đặt trước, hoặc người ngoài quê mua chuyển vào cho bà con trong TP Hồ Chí Minh, nhà xe thu phí chuyên chở. 

Việc tụ tập, giao nhận hàng hóa với số lượng người đông gây nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao. Các tổ công tác liên tục tuần tra kiểm soát, khi bị phát hiện nhiều nhà xe bỏ mặc hàng hóa tại chỗ. “Vì hàng hóa chủ yếu là thực phẩm nên UBND phường đã tạo điều kiện cho bà con đến nhận. Với những trường hợp mạo danh cứu trợ để kinh doanh vận chuyển hàng hóa, chúng tôi đang tìm phương án xử lý thích hợp!” - Ông Hiếu cho biết.

Thời điểm mới bắt đầu giãn cách theo Chỉ thị 16, người dân lo sợ thiếu nguồn thực phẩm nên đổ xô đi mua về dự trữ. Nhiều người không mua được hàng hóa nên đã tìm mọi cách để có thực phẩm thiết yếu cho gia đình, và cách lựa chọn vừa an toàn lại không phải xếp hàng đợi hàng giờ để được vào siêu thị mua đồ đó là đặt hàng qua mạng. Nhiều đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội đăng tải thông tin có thực phẩm bán với giá rẻ khiến nhiều người mắc bẫy…

Do biết thông tin giãn cách xã hội trễ, ngày cuối chị P.T.H (nhà ở quận 6) mới huy động các thành viên trong nhà đến siêu thị, trung tâm mua sắm mua thực phẩm về dự trữ. Dù chia các thành viên trong gia đình ra đến đến 3-4 siêu thị, AEON, Bách Hóa Xanh nhưng nơi nào cũng đông nghẹt người. Hàng hóa đã bị “vét sạch” nên cả gia đình chị H ra về tay trắng. 

Dạo quanh mạng xã hội, chị H thấy nhiều người đăng tải thông tin bán thực phẩm, các thành viên trong gia đình nhanh chóng vào cuộc “đặt hàng online”. Có nơi không trả lời tin nhắn, có trang nói phải 5 ngày đến 1 tuần mới giao hàng. Trong lúc chán nản thì chị H lướt thấy trang “H.T.T” bán đủ các loại thực phẩm từ tôm thịt đến rau củ, có cả đặc sản thú rừng nên chị nhanh tay đặt hàng với số lượng lớn. Chủ trang yêu cầu chị H phải đặt cọc 650 ngàn vì sợ bị “bom hàng”. 

Sau khi chuyển khoản và được chủ trang hứa hẹn sẽ nhận hàng trong vòng 1 ngày, chị H chờ đợi. Tuy nhiên một tuần trôi qua, phía chủ trang không thấy hồi âm. Vào trang đăng tải thông tin mua bán thực phẩm thì trang này bị chặn, hình ảnh bị xóa, gọi điện thì máy ò í e… Kiểm tra các nguồn thông tin, chị H mới biết có hàng chục nạn nhân bị lừa giống như chị.

Thêm một kiểu lừa đảo trong thời điểm dịch bệnh nữa là các chương trình khuyến mãi. Gần đây, các trang cá nhân trên mạng xã hội (facebook) tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành xuất hiện các tin nhắn thông báo kỷ niệm 10 năm sinh nhật Coop Mart kèm theo đường link. Khi người chơi facebook nhấn vào đường link này sẽ nhận được thông báo trúng thưởng thẻ quà tặng trị giá 5 triệu đồng. Trong đường link trên, các đối tượng hướng dẫn ghi chép thông tin cá nhân để nhận thưởng. 

Tuy nhiên, đại diện của Coop Mart cho biết, chuỗi siêu thị không triển khai bất cứ chương trình khuyến mãi kỷ niệm 10 năm nào. Phía Coop Mart cũng nhận được khá nhiều phản ánh của khách hàng về việc nhấp vào đường link trúng thưởng, điền thông tin theo yêu cầu và bị các đối tượng yêu cầu trả một khoản phí nhận thưởng. Đây là một hình thức lừa đảo, các đối tượng ngoài việc lừa đảo bằng cách lấy phí, nhờ nạp thẻ cào điện thoại thì còn chiếm dụng số tài khoản, mã pin ngân hàng.

Trong ngày 17/7, tại chốt kiểm soát dịch giáp ranh giữa Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) và Cần Giuộc (Long An), tổ công tác đã phát hiện 2 vụ các đối tượng giả bộ giao hàng để vận chuyển ma túy. Vì không có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-Cov-2 nên một thanh niên không được qua chốt. Người thanh niên này đứng tại chốt gọi điện cho bạn ra…nhận hàng. Điều lạ là với một túi hàng chỉ mấy gói mì tôm nhưng “người bạn” kia phải trả 500 ngàn. Nghi ngờ có vấn đề bất minh, tổ công tác đã tiến hành kiểm tra và phát hiện bên dưới mấy gói mì là một túi nilon chứa ma túy. Cả 2 bị đưa về trụ sở.

Cũng trong ngày, một thanh niên đến chốt này để nhận từ bạn một hộp giấy chứa…đường phèn. Tuy nhiên qua kiểm tra, bên trong tổ công tác phát hiện đó là ma túy đá nên đã khống chế các đối tượng đưa về trụ sở.

Tại quận Tân Phú, tối 11/7, tổ Cảnh sát hình sự - Công an quận Tân Phú phát hiện Nguyễn Văn Cảnh (SN 1999, ngụ Tân Bình) mặc áo bảo vệ dân phố xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh điều khiển xe máy trên đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ Hòa, với dấu hiệu khả nghi nên ra hiệu lệnh dừng phương tiện kiểm tra. Kiểm tra, tổ công tác phát hiện một túi nilon chứa ma túy Cảnh giấu trong người. Cảnh khai do lên cơn thèm thuốc nên giả dạng bảo vệ dân phố ra đường mua ma túy sử dụng.

Rất nhiều đối tượng lợi dụng thời điểm giãn cách xã hội để vi phạm pháp luật, vì vậy người dân cần nâng cao cảnh giác, nhất là đối với các đối tượng lừa đảo, trộm cắp, cướp giật tài sản…

Anh Thư

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文