Thảm họa môi trường ở hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải: Cha chung, dân... khóc ròng

10:19 11/01/2015
Do phải tiếp nhận nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.


Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 135.000ha và tiêu úng cho 185.000ha đất canh tác thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và một phần của Hà Nội. Đồng thời cung cấp nước sử dụng cho nhiều mục đích khác như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, sản xuất của các làng nghề mà hệ thống thủy lợi đi ngang qua. Do phải tiếp nhận nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý, hệ thống thủy lợi này đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Không còn là màu xanh

Đi theo dòng nước từ công trình cống Xuân Quan về cống Kênh Cầu – Lực Điền…, ta có thể thấy rất rõ những gì mà dòng sông này đang phải gánh chịu. Qua cảm quan cũng có thể thấy tại nhiều đoạn nước sông bị chuyển sang màu đen, có mùi hôi thối. Mùi hôi thối này từ dòng nước, lan cả vào khu dân cư lân cận.

Theo kết quả quan trắc từ năm 2005 – 2010 của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, mức độ ô nhiễm nguồn nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ngày một gia tăng và không đáp ứng được tiêu chuẩn QCVN 08-2008. Lượng thủy sinh vật giảm đáng kể trong những năm gần đây.

Đã có kết quả nghiên cứu của cơ quan chuyên môn đầu ngành là vậy, nhưng người dân vẫn chưa thấy bất kỳ sự cải thiện chất lượng nguồn nước nào trong suốt những năm qua. Thậm chí tình trạng ô nhiễm còn ngày càng tiêu cực.

Do tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng, nên đời sống sản xuất của người dân dọc theo công trình này bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Dòng nước đen đặc tại công trình cống Kênh Cầu.

Nếu như trước đây rất nhiều gia đình sinh sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thì nay hình ảnh những chiếc vó bè buông lưới, ao nuôi thả cá dọc hai bên bờ sông gần như vắng bóng.

Anh Hoàng Văn Dũng (Đồng Than, Yên Mỹ, Hưng Yên) cho hay: “Chục năm nay, gia đình tôi sống dựa vào việc nuôi cá trên mấy sào ao ven sông của hợp tác xã. Mấy năm nay cứ xuống giống được một thời gian là cá lại chết hàng loạt. Có khi sáng sớm ngủ dậy đã thấy cá chết trắng cả một góc ao. Số cá còn lại không bù được tiền giống, tiền công. Vụ này nối tiếp vụ kia như vậy. Giờ tôi chặn hẳn cửa nối với sông để nước sông khỏi vào ao, rồi chuyển sang nuôi vịt. Chẳng dám mơ quay lại nuôi cá nữa”.

Cùng nỗi bức xúc, anh Nguyễn Văn Thể (Tiên Lữ, Hưng Yên) cho biết: “Tôi làm nghề lái tàu chở vật liệu xây dựng từ Hải Dương về Kênh Cầu – Lực Điền gần 20 năm. Những năm trước còn dám dùng nước sông để lau rửa, thậm chí là để ăn uống, sinh hoạt nhưng giờ thì chịu hẳn, ngửi còn không chịu được, huống gì là ăn cái thứ nước đen sì ấy. Ban đêm đi ngủ còn không ngủ nổi, đóng chặt cửa mà mùi hôi thối vẫn cứ nồng nặc”.

Anh cho biết thêm, các tàu bè chở vật liệu xây dựng qua đây đều đi qua Cống Tranh (Hải Dương) rồi mới dám lấy nước sông để lau rửa thuyền bè.

“Cha chung”, dân biết kêu ai

Qua 50 năm vận hành, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đã tác động tích cực đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự hình thành các làng nghề đã khiến tình trạng ô nhiễm nước trên hệ thống thủy lợi này ngày một gia tăng. Đây là thách thức lớn không chỉ của riêng ngành Nông nghiệp, mà còn là thách thức đặt ra với ngành liên quan khác như: Môi trường, Y tế…

Hiện tại vẫn chưa có cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào lên tiếng về hậu quả gây ra do quá trình ô nhiễm tại hệ thống thủy lợi này đối với môi trường và cư dân sinh sống tại những khu vực bị ô nhiễm.

Nhất là trong phạm vi rộng lớn mà hệ thống thủy lợi này đảm nhận từ tỉnh Hải Dương đến Hưng Yên, Bắc Ninh và một phần của TP Hà Nội. Ai cũng biết ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn đất, thông qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng trực tiếp tới người và các sinh vật khác.

Câu hỏi phải làm sao để giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng dòng nước? Và ai là người chịu trách nhiệm thì lại bị bỏ ngỏ, vì không biết là việc của riêng ai. Thiết nghĩ cần có sự phối kết hợp liên ngành để giải quyết triệt để tình trạng này và trả lại màu xanh cho dòng nước tại đây.

Ngày 4-12-2014, đoàn thanh tra của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Hưng Yên) bắt quả tang Trung tâm Xử lý nước thải Khu công nghiệp dệt may Phố Nối (Hưng Yên) đang xả nước thải không qua xử lý ra môi trường qua đường ống 300mm.

Sự việc như một minh chứng điển hình cho một trong những nguồn phát thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Tường Vy

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文