Mương nước đen "dọa" dân Hà Nội

11:02 08/05/2008
Nhếch nhác, bẩn thỉu, ô nhiễm nặng và thiếu văn minh... là đặc trưng của hơn 40 mương nước đen lộ thiên ở Hà Nội. Sự ô nhiễm đang hàng ngày hàng giờ đe dọa cuộc sống của hàng vạn hộ dân sống hai bên bờ. Rác thải, nước thải vô tư đẩy xuống lòng mương. Người ta phải ăn uống, bán hàng, hít ngửi không khí sặc mùi ô nhiễm.

Mùa mưa, rác thải làm ách tắc dòng chảy thoát nước. Nước dâng đến đâu, tràn vào nhà dân đến đó. Trong khi đó Hà Nội lại đang gấp rút hoàn thiện những công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Đại lễ 1.000 năm Thăng Long chắc chắn còn phải chứng kiến sự lộ thiên của các mương nước ô nhiễm. Một Thủ đô văn minh lẽ nào lại để tồn tại những nguy cơ về dịch bệnh, những dòng nước đen kịt bốc mùi ô nhiễm len lỏi trong các khu dân cư!

Những mương nước không thể đen hơn

Dạo một vòng qua những con mương nằm lẩn khuất trong khu dân cư ở nội thành Hà Nội, chúng tôi càng đi càng cảm thấy choáng trước thực tế vẫn diễn ra ở các dòng nước đen kịt.

Theo thống kê của Công ty Thoát nước Hà Nội, riêng khu vực nội thành Hà Nội và quận Long Biên có tới 77,929km mương với khoảng 40 đầu mương nằm lộ thiên. Hai bên bờ mương luôn ken đặc các hộ dân sinh sống. Theo khảo sát của chúng tôi, nước thải sinh hoạt của cư dân sống hai bên đều đổ thẳng xuống các con mương lộ thiên ở Hà Nội.

Dòng nước đen không chỉ ẩn chứa nguồn lây lan bệnh tiêu chảy cấp mà còn chứa trong nó nhiều nguy cơ khác. Nó là ổ chứa muỗi, côn trùng gây bệnh. Mùa hè đến, những bệnh lây lan như sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Song hành với mùa hè chính là mùa mưa. Mưa, cống tắc, nước ngập ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Trong khi đó, Hà Nội đang phải gồng mình chống chọi với dịch tiêu chảy cấp hoành hành. Mới chỉ một hồ nhiễm khuẩn tả, người dân Thủ đô đã hết sức hoang mang, lo lắng. Vậy mà Hà Nội có không dưới chục hồ lớn nhỏ.

Đã thế, cả một hệ thống mương thoát nước lộ thiên vẫn đang đe doạ sức khỏe của hàng nghìn, hàng vạn người dân. Ai dám chắc chất thải sinh hoạt đang hàng ngày dội xuống dòng nước kia không có chất thải của người bệnh?

Thực trạng đáng báo động ở hệ thống mương nước đen ở Hà Nội đang trở thành nỗi bức xúc lớn của người dân Thủ đô. Chẳng lẽ chúng ta không thấy buồn khi đem bộ mặt đô thị nhem nhuốc, bẩn thỉu và ô nhiễm đó kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long?

Đã có nhiều dự án cải tạo mương, cống hoá và làm đường mương được đưa ra nhưng nhiều dự án "treo" quá lâu, khiến cho cư dân hai bên bờ mương chịu cảnh khổ sở, ô nhiễm nặng kéo dài từ năm này sang năm khác.

Bắt đầu từ số báo này, chúng tôi xin điểm mặt những con mương đen ở Hà Nội, phần nói lên nỗi khổ của các hộ dân sống hai bên bờ, phần góp tiếng nói hy vọng các cơ quan chức năng sớm giải quyết sự tồn tại của một hệ thống mương thoát nước lộ thiên đang kéo tụt sự văn minh đô thị.

Mương Thụy Khuê: Dân khổ vì dự án chậm

Mương đen theo đúng nghĩa đen, đó là đặc trưng dễ nhận thấy nhất của các mương nước thải trong nội thành Hà Nội. Đoạn mương Thụy Khuê (từ dốc La Pho đến chợ Bưởi) cũng đen như thế có chiều dài khoảng gần 3km.

Đây vốn là một nhánh của sông Tô Lịch nằm trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội. Hai bên bờ là những hàng cọc tre được dựng lên để chống đỡ sự sụt lún của đất, nhà xuống lòng mương. Những ngôi nhà quay mặt, quay lưng, trổ cửa trước, cửa sổ phía sau ken đặc hai bên bờ mương nước một màu đen kịt.

Chợ cóc họp bên mương Hào Nam.

Nước thải sinh hoạt của các hộ dân hai bên đổ trực tiếp xuống lòng mương. Đoạn mương ở dốc Tam Đa thường ngày cũng bị dân xả rác, chất thải thẳng xuống lòng mương gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Chiếc cống qua dốc Tam Đa bóp nhỏ con mương lại, khiến nó dồn ứ rác thải, túi nilon nổi lềnh phềnh. Lòng mương mỗi ngày bị thu hẹp lại, lớp bùn dưới đáy ngày một dâng cao. Cùng với nó là thứ không khí bốc mùi đặc quánh, hôi thối len lỏi vào từng ô cửa, trong từng hơi thở của người dân sinh sống và qua lại đây.

Cách đây nhiều năm, các hộ dân sinh sống hai bên mương đã làm đơn kiến nghị gửi tới các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết thực trạng trên. Đề nghị của người dân có cơ sở khi họ nhận được thông tin về một dự án làm cống ngầm cách đây tới hơn 10 năm.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ngày 4/1/2005, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 13/QĐ-UB phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư Dự án cải tạo môi trường vệ sinh khu dân cư xung quanh mương thoát nước Thuỵ Khuê, đoạn từ dốc La Pho đến cống Đõ với tổng chiều dài dự kiến 1,6km.

Theo dự án, con mương sẽ được cống hóa và xây dựng đường giao thông rộng 11,5m kể cả vỉa hè, mặt đường rộng 5,5m. Từ tháng 12/2006, khi chúng tôi tìm hiểu về dự án này đã được lãnh đạo Ban quản lý dự án giao thông đô thị (thuộc Sở GTCC Hà Nội) cho biết, vào thời điểm cuối năm 2006, công tác chuẩn bị đầu tư đã xong, dự kiến sẽ khởi công thực hiện dự án vào cuối quý I năm 2007.

Vậy mà từ đó đến nay, khi chúng tôi trở lại vào ngày 6/5 này, mọi thứ vẫn giữ nguyên hiện trạng. Mương vẫn bốc mùi, dân vẫn kêu và màu đen vẫn chế ngự dọc con mương thoát nước hai bên bờ dân sinh.

Hơn lúc nào hết, các hộ dân ở hai bên bờ mương và cả cư dân Thủ đô đều mong mỏi dự án thực hiện để làm thay đổi bộ mặt của khu dân cư, cải tạo môi trường để bảo vệ sức khỏe của người dân và hơn hết là thể hiện sự văn minh đô thị, đồng hành với sự phát triển của một Thủ đô hiện đại, văn minh, đang trên đà phát triển

Việt Hà - Cao Hồng

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文