Ngôi làng vật vã vì rác thải nhựa

21:41 14/06/2019
Là địa phương tái chế rác thải lớn nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, người dân làng Xà Cầu xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã phải sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường.

Cả làng có tới 170/800 hộ làm nghề tái chế phế liệu nên cái cảnh rác thải nhựa xếp đống từ trong nhà, ngoài sân, ngõ xóm cho đến trên cánh đồng không phải là hiếm. Dân làng chọn nghề này để mưu sinh nên quanh năm đi nhặt nhạnh thu gom phế liệu đem về tái chế.

Thực tế ghi nhận vào ngày 13-6 cho thấy, trong làng có rất nhiều hộ làm nghề này. Rác thải nhưa đủ loại từ chai lọ, tivi... đến ống nước được vận chuyển về đây sau đó cho vào máy ép cán vụn. Các xưởng tái chế hoạt động liên tục, cùng với đó là cái núi phế liệu xuất hiện khắp mọi nơi.

Từ nhiều năm nay làng Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã trở thành một trong những địa điểm tái chế rác thải nhựa lớn trên địa bàn Thủ đô.

Phế thải nhựa được đưa về đây sau khi rửa sạch sẽ được đưa vào máy nghiền thành hạt nhựa. Những thành phần phế liệu còn lại không tái chế được chuyển thành rác như nhãn mác của các chai nhựa, đồ gia dụng, xốp… Chính những phế phẩm không được tái chế này trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm tại đây.

Cả làng có tới hàng trăm hộ tham gia tái chế rác thải nhựa...

Bà Trần Thị Lương (Sn 1959), một người dân làng Xà Cầu cho biết, cả làng đã làm nghề này hơn 15 năm nay.

 Theo bà Lương cho biết lượng rác sinh ra từ quá trình phế liệu bị một số người thiếu ý thức đem ra đồng đốt, khói bay vào làng gây ô nhiễm. "Làng này nhiều người ung thư lắm", bà Lương cho biết.

Ngoài ra theo điều tra của phóng viên thì hầu hết các xưởng tái chế đều không có hệ thống xử lý nước thải hoá chất tẩy nhựa, dung dịch thừa trong các chai nhựa và nguồn nước thải nên gây ô nhiễm nguồn nước.

Theo bà Lương nguồn nước tại địa phương đang bị ô nhiễm từ hoạt động tái chế phế liệu do nước thải từ đây chảy thẳng vào hệ thống nước thải sinh hoạt rồi đi vào hệ thống sông đào gần đó...

Rác thải nhựa từ rất nhiều nơi quanh Hà Nội được thu gom về đây.
Các loại phế liệu có đủ loại từ chai lọ nhưa, thúng sơn, tivi hỏng, chậu, hay cả ống nước...
Có thể nói không ngoa rằng ở đây đi đâu cũng thấy phế liệu nhưa. Từ trong nhà, đến ngoài vườn, đường làng...
... hay chất đống ngoài đồng như thế này.
Thậm chí có cả trên cây...
Phế liệu tại đây được phân loại, rửa sạch, sau đó sẽ đem vào máy nghiền.
Những hạt nhựa sau quá trình ép nghiền sẽ được tái chế thành các sản phẩm mới.
,
"Nghề mới" này cho thu nhập khá hơn làm nông nên có rất nhiều người làng tham gia làm. Tuy nhiên, việc các cơ sở tái chế tự phát hoạt động cũng gây ra việc ô nhiễm môi trường.
Trần Thị Lương, 60 tuổi (ảnh) cho biết việc đốt các phế phẩm trong quá trình tái chế ở ngoài đồng khiến môi trường của làng xấu đi nghiêm trọng.
Trong đó việc nước thải từ quá trình tái chế nhựa chưa được xử lý mà chảy thẳng vào hệ thống nước thải sinh hoạt khiến tình hình ô nhiễm thêm trầm trọng.
Làng Xà Cầu có lẽ cần một biện pháp triệt để hơn nữa để giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Nhóm PV

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Sáng 27/4, 2 đám cháy rừng tại khoảnh 8 và khoảnh 9, Tiểu khu 18B thuộc lâm phần rừng Phòng hộ núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cơ bản đã được kiểm soát, khống chế.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文