Người dân sống chung với ô nhiễm chờ dự án

09:01 27/10/2018
Kéo dài từ năm 2011 đến nay, chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra đã 1 năm, và chưa biết tới khi nào hoàn thành, Dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” đang ì ạch và giậm chân tại chỗ. 

Con mương từ dốc La Pho đến cống Đõ thuộc phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) dài 3km vốn nhỏ hẹp, vào ngày mưa to nước và rác thải tràn lên đường vào nhà dân, bốc mùi hôi thối và ô nhiễm môi trường.

Có mặt tại mương thoát nước Thụy Khuê vào ngày 23-10, chúng tôi nhận được phản ánh của nhiều người dân sinh sống ở đây về việc dự án chậm tiến độ khiến họ phải chịu khổ trong nhiều năm qua. Mương thoát nước Thụy Khuê dài khoảng 3km kéo dài từ dốc La Pho đến cống Đõ, là nơi thoát nước của quận Ba Đình và Tây Hồ. 

Có thời điểm, lòng mương nhỏ hẹp bị teo thắt dòng chảy khiến rác thải, phế thải ken đặc, bốc mùi nghiêm trọng. Đi vào các con ngõ nằm dọc mương, chúng tôi thấy nhiều ngôi nhà lấn ra lòng mương khiến cho mỗi khi mưa, nước và rác thải khó thoát. 

“Khi con mương thi công ở dưới Bưởi không có chỗ thoát nước, rác thải ken đặc gây ô nhiễm trầm trọng, mùi hôi thối tràn vào nhà. Ruồi, muỗi thì nhiều vô kể, ban ngày chúng tôi cũng phải mắc màn” – một hộ dân ở ngõ 167 Thụy Khuê bức xúc. 

Người dân vẫn phải sống chung với ô nhiễm.

Theo người dân này thì hiện rác không còn nữa nhưng cống thoát nước của tòa chung cư trên đường Hoa Hoa Thám vẫn thải ra mùi khó chịu. 

“Một tòa chung cư ở đây sắp xây dựng, cũng định đặt cống thoát nước thải ra mương, dân chúng tôi đã kiến nghị phản đối. Khó ai có thể tin giữa Thủ đô mà người dân vẫn phải sống trong cảnh ô nhiễm thế này” – chị Phạm Thị Thu, một người dân sống cạnh con mương cho biết.

Theo lời kể của chị Hoa, bán hàng ở ngõ 123A Thụy Khuê thì hôm nào trở trời mùi hôi từ mương bốc lên rất kinh khủng. “Tôi bán hàng ở đây 20 năm rồi, chứng kiến nhiều ngày mưa to, nước mương và rác thải tràn lên đường, ngập vào ngõ” – chị Hoa nói. Có một số gia đình ở đây vì không chịu nổi ô nhiễm đã phải đi thuê nhà nơi khác để ở.

Đi một vòng quanh con mương, chúng tôi thấy chủ đầu tư đã thi công xong 2 đầu, từ dốc La Pho đến tòa nhà của Tập đoàn Sun Group đã thảm xong đường; từ chợ Tam Đa lên dốc Văn Cao chỉ còn vướng gần 20m của Ban Giao thông đô thị thành phố. Còn lại, đoạn mương ở giữa dài gần 2km vẫn hoàn toàn bị “tắc”. 

Nguyên nhân theo ông Nguyễn Công Quảng, Phó Giám đốc BQL dự án xây dựng quận Tây Hồ là còn 25 hộ dân chưa giải phóng được mặt bằng. 

Ông Quảng cho biết, dự án “Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê” do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư, khởi công năm 2011, nhưng thành phố lại đưa vào danh mục không bố trí vốn, tạm đình, tạm hoãn. 

Tới năm 2015 thành phố  bố trí vốn, quận mới khởi công lại, hoàn thành vào năm 2017 nhưng không kịp tiến độ. Năm 2017 quận Tây Hồ đã có văn bản báo cáo thành phố cho kéo dài dự án đến năm 2020, nhưng Sở Xây dựng chỉ cho kéo dài đến năm 2019.

Ông Quảng cho biết, dự án có 326 hộ dân và tổ chức trong diện giải phóng mặt bằng (GPMB), đã phê duyệt phương án đền bù cho 300 hộ, các hộ này đều nhận xong tiền đền bù, cam kết khi nào thi công sẽ bàn giao mặt bằng. 

“Khó khăn lớn nhất và khiến dự án bị chậm tiến độ là 25 hộ trong diện phải di dời nằm rải rác giữa mương chưa có nơi tái định cư. Quỹ nhà mà Sở Xây dựng bố trí cho các hộ tái định cư dự kiến ở khu X2 Xuân La. Khu này nằm trong dự án Tây Hồ Tây, hiện chưa thông đường, chưa nghiệm thu bàn giao PCCC nên chưa được bàn giao căn hộ”- ông Quảng nói.

Mương Thụy Khuê nằm trong tuyến đường độc đạo, chỉ cần 1 hộ trong diện di dời GPMB “chắn” là không thể thi công. 

“Một số hộ phá dỡ đổ phế thải xuống lòng mương gây tắc, chúng tôi phải đề nghị người dân không phá dỡ lúc này, chờ thi công đến đâu thì phá dỡ đến đó” – ông Quảng lo lắng nói. Người dân phải kéo dài cuộc sống ô nhiễm trong cảnh chờ đợi đến bao giờ? 

Theo ông Quảng thì nếu trong năm 2018 thành phố bố trí tái định cư được cho người dân thì năm 2019 dự án mới thi công xong. “Chúng tôi đã có nhiều văn bản gửi lên thành phố và Sở Xây dựng, đặc biệt đã làm 4 văn bản gửi Sở Xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào”- ông Quảng cho biết.

Không thể để người dân chờ đợi lâu hơn nữa bởi ô nhiễm môi trường sẽ phát sinh dịch bệnh, kéo theo nhiều hệ lụy vì dự án “rùa bò”. Thiết nghĩ, TP Hà Nội, Sở Xây dựng nhanh chóng bố trí nơi tái định cư cho 25 hộ dân trong diện phải di dời, trả lại mặt bằng cho chủ đầu tư thi công hoàn thiện dự án trong thời gian sớm nhất.

Trần Hằng

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文