Hậu dự án hồ chứa nước Tả Trạch, Thừa Thiên - Huế:

Người dân tái định cư muốn đối thoại với lãnh đạo tỉnh

09:48 26/05/2015
Khi triển khai xây dựng dự án hồ chứa nước Tả Trạch, thượng nguồn sông Hương, lãnh đạo Thừa Thiên-Huế hứa với 300 hộ dân nằm trong vùng phải tái định cư rằng, nếu người dân nhường đất cho dự án đến định cư ở xã Bình Thành (thị xã Hương Trà) thì tỉnh sẽ bố trí đầy đủ đất để ổn định cuộc sống; đảm bảo nơi ở mới cuộc sống sẽ bằng và ổn định hơn nơi cũ. Thế nhưng, gần 12 năm qua, người dân định cư lại thiếu đất sản xuất, cuộc sống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn; nhiều lần họ có đơn kiến nghị lên thị xã, lên tỉnh, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Bà Trần Thị Liễu, một trong những hộ dân nhường đất cho dự án hồ chứa nước Tả Trạch về định cư ở Bình Thành, bức xúc nói: “Khi đưa chúng tôi sang đây định cư, lãnh đạo tỉnh tổ chức nhiều cuộc họp hứa là sẽ cấp đủ đất cho dân ổn định cuộc sống. Tỉnh sẽ áp dụng chính sách đất đổi đất, bảo đảm cuộc sống mới hơn nơi ở cũ. Thế nhưng, gia đình tôi chỉ được cấp 4 sào đất, chưa bằng 1/5 diện tích đất có ở nơi ở cũ. Vì thế, hằng ngày, vợ chồng, con cái, ai có việc chi thuê thì đi làm, còn không cả nhà ngồi chờ ở nhà; con cái lần lượt bỏ học hành…”.

Ông Trương Thanh, Trưởng thôn Bình Dương, bực bội nói rằng, ông không chịu nổi cảnh khi người dân hay kéo đến nhà yêu cầu phải đề nghị chính quyền cấp trên cấp đất cho họ sản xuất làm ăn ổn định cuộc sống.

Vấn đề thiếu đất sản xuất được người dân Bình Thành nhiều lần đưa ra trong các cuộc tiếp xúc cử tri.

Đề cập đến vấn đề trên, ông Hồ Văn Sanh, Chủ tịch UBND xã Bình Thành cho hay: Bình Thành có 275 hộ dân tái định cư tập trung ở 4 thôn. Mỗi hộ bình quân được cấp 0,7 ha. Do thiếu đất sản xuất nên cuộc sống của dân hết sức túng quẫn. Xã, thị xã nhiều lần kiến nghị lên tỉnh điều tiết đất từ các lâm trường, công ty, đơn vị nhà nước cho các hộ dân tái định cư, nhưng chưa có hướng giải quyết rốt ráo. Chuyển những khó khăn của người dân đến lãnh đạo tỉnh thì trong một cuộc họp, lãnh đạo tỉnh giải thích rằng, chưa tìm đủ quỹ đất để cấp cho dân, đang đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ kinh phí để cấp tiền mặt cho người dân (!?)…

Nhưng với cách giải quyết như vậy xem ra chưa phải là giải pháp lâu dài cho người dân Bình Thành. Vì phát tiền cho dân thì chẳng khác gì cho con cá chứ chẳng cho cần câu. Và như vậy, cuộc sống nghèo khó đang rình rập người dân phía trước.

Chúng tôi đến Lâm trường Tiền Phong, Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên-Huế thì được biết, hai đơn vị này đang quản lý hàng trăm hec-ta đất. Lãnh đạo cả 2 đơn vị này đều nói, nếu tỉnh “bảo” nhường đất cho dân chắc chắn họ sẽ thực hiện.

Công ty Giống cây trồng Thừa Thiên-Huế hiện đang sử dụng gần 70 hec-ta đất sai mục đích, nằm ngay trên địa bàn xã Bình Thành. Đó là diện tích được cấp để trồng cỏ, chăn nuôi gia súc của hơn 10 năm trước đây. Dự án này đã bị phá sản và nhiều năm qua, đơn vị thuê nhân công trồng rừng, khai thác gỗ.

Trở lại Bình Thành, khi trao đổi, tìm hiểu về cuộc sống của người dân có gì thay đổi thì được biết họ đang tiếp tục kiến nghị được cấp thêm đất để sản xuất, ổn định cuộc sống, nếu không thì khốn khó vô cùng. Còn nói thiếu quỹ đất sản xuất và tỉnh sẽ cấp bù tiền khi xin được kinh phí từ Trung ươmg thì người dân mong muốn được đối thoại với lãnh đạo tỉnh.

Trưởng thôn Trương Thanh thẳng thừng bày tỏ: “Người dân sẽ đề nghị được cấp đất chứ không nhận tiền hỗ trợ. Nhận tiền rồi chi tiêu cũng hết. Có đất họ tính toán được cuộc sống lâu dài. Người dân sẽ chỉ đất cho lãnh đạo tỉnh thấy, nó hiện có quanh vùng Bình Thành, vấn đề chủ nhân của nó là ai? Còn việc cho rằng thiếu quỹ đất sản xuất thì lẽ nào chọn nơi tái định cư cho dân lại như vậy? Và lời hứa đất đổi đất cho dân sẽ được lý giải ra sao đây?!”.

Mong muốn được đối thoại với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế là nguyện vọng chính đáng của người dân Bình Thành.

Chiến Hữu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa song Người để lại cho hậu thế những di sản vô cùng quý giá. Di sản Hồ Chí Minh luôn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do chính Người sáng tạo, để lại cho Đảng, dân tộc Việt Nam.

Đêm 19/5, vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh mùa 2023/2024 đã diễn ra,  Man City đã đánh bại West Ham 3-1 trên sân Etihad. Ba điểm có được giú đoàn quân HLV Pep Guardiola đoạt chức vô địch lần thứ 4 liên tiếp.

Mặc dù chưa có “Chấp thuận chủ trương đầu tư” của cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng nhiều năm qua, cơ sở băm dăm của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định pháp luật.

Trước tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lam, đặc biệt là đoạn giáp ranh với tỉnh Nghệ An có chiều hướng gia tăng, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường công tác đấu tranh, tham mưu chính quyền địa phương các cấp siết chặt quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên địa bàn.

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文