Nhà máy xử lý rác Phương Thảo tiếp tục ngưng hoạt động

08:45 08/12/2015
Nhà máy xử lý rác được đầu tư gần 250 tỉ đồng nhưng chỉ hoạt động 9 tháng rồi ngưng vì không đủ lượng rác theo công suất thiết kế, mức giá xử lý rác thấp. 


Gần 2 năm “trùm mền”, tỉnh Vĩnh Long thống nhất phương án khôi phục hoạt động, chuyển sang công nghệ lò đốt kiệt triệt thì nhà máy rơi vào tình trạng thiếu vốn.

Bà Liêu Cát Phương Thảo – Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển xây dựng Phương Thảo (gọi tắt Công ty Phương Thảo) cho biết: nhà máy được thiết kế với công suất 300 tấn/ngày, với diện tích sử dụng 8ha tại xã Hòa Phú (huyện Long Hồ) – cạnh bãi rác Hòa Phú, nơi tiếp nhận rác thải của tỉnh Vĩnh Long. Nhà máy phải ngưng hoạt động vào cuối năm 2013, chỉ sau 9 tháng chạy thử nghiệm. Nguyên nhân do phía Vĩnh Long cung cấp lượng rác cho nhà máy quá ít, chỉ 100 tấn/ngày.

Thiếu nguyên liệu nhưng nhà máy không được nhận rác từ nơi khác để xử lý. Còn bãi rác Hoà Phú ùn ứ hàng trăm tấn rác nhưng không được lấy nguồn rác tại đây để duy trì hoạt động. Mức giá xử lý rác mà Vĩnh Long áp dụng quá thấp, chỉ 240.000 đồng/tấn. Trong khi tại các nhà máy rác khác trên toàn quốc, cùng thời điểm có giá xử lý từ 320.000-390.000 đồng/tấn...

Bãi rác Hòa Phú quá tải và ô nhiễm nặng, còn nhà máy “trăm tỉ” tiếp tục “trùm mền”.

“Dù ngưng hoạt động nhưng mỗi tháng công ty phải đóng lãi ngân hàng 2 tỉ đồng. Chi phí vận hành không tải và bảo trì cho hệ thống máy móc, trả lương nhân viên chủ chốt của công ty gần 400 triệu đồng. Mất cân đối thu, chi nghiêm trọng, nhà máy đứng bên bờ vực phá sản”, bà Thảo nói.

Công ty Phương Thảo đã mạnh dạn gửi đơn trình bày những khó khăn và mong muốn tháo gỡ lên Thủ tướng Chính phủ. Đến tháng 5-2015, tỉnh Vĩnh Long thống nhất đối với phương án khôi phục lại hoạt động của nhà máy theo hướng cung cấp khoảng 150 tấn rác mỗi ngày, với mức chi phí xử lý rác khoảng 365.000 đồng/tấn. Nếu lượng rác thải của Vĩnh Long không đủ cung cấp theo công suất thì nhà máy có thể nhận rác từ nơi khác về xử lý. Đến tháng 6-2015, Công ty Phương Thảo bắt tay vào việc khôi phục lại hoạt động nhà máy.

Tuy nhiên, theo bà Thảo, nhà máy đã ngưng hoạt động hơn 2 năm, nhiều thiết bị đã cũ và xuống cấp, nếu hoạt động phải tốn hàng chục tỉ đồng để sửa chữa. Tỉnh Vĩnh Long đã thống nhất chuyển đổi công nghệ xử lý rác thải của nhà máy từ công nghệ lên men hầm kín xử lý khí, đống tĩnh thổi cưỡng bức sang công nghệ lò đốt kiệt triệt của châu Âu. Công ty mạnh dạn đầu tư thêm 150 tỉ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng 100 tỉ đồng để chuyển đổi công nghệ. Với công nghệ này, nhà máy có khả năng xử lý tốt rác thải y tế cho các địa phương ở ĐBSCL.

“Phía Vĩnh Long cũng hối thúc đẩy nhanh tiến độ để nhà máy sớm nhận rác xử lý vì bãi rác Hoà Phú đang quá tải nhưng Công ty còn nhiều khó khăn phải giải quyết. Thủ tục vay vốn từ ngân hàng đã hoàn tất nhưng Công ty vẫn chưa được ký hợp đồng tín dụng, vay vốn nên chưa biết bao giờ nhà máy mới có thể hoạt động trở lại”, bà Thảo cho hay. 

Theo ông Đào Thanh Liêm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công trình công cộng Vĩnh Long, hiện tại bãi rác Hòa Phú đang trong tình trạng quá tải và ô nhiễm nặng, đến cuối năm 2015 sẽ hết công sức thiết kế nên có thể ngưng tiếp nhận rác.

Văn Vĩnh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文