Nhiều chủ đầu tư dự án thủy điện chây ỳ nộp tiền trồng rừng thay thế

06:38 22/05/2021
Sau khi được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để xây dựng nhà máy thủy điện, các chủ đầu tư dự án thủy điện ở tỉnh Thừa Thiên-Huế chậm, hoặc không có khả năng thực hiện trồng rừng mới thay thế nên buộc phải nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) của địa phương để đơn vị này triển khai trồng rừng mới. Tuy nhiên, dù các nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động nhiều năm qua nhưng hiện một số chủ đầu tư dự án vẫn phớt lờ nộp tiền trồng rừng thay thế.


Tìm hiểu được biết, để thực hiện 3 dự án thủy điện gồm A Lưới, Bình Điền và Hương Điền, các chủ đầu tư đã thu hồi 910ha rừng. Theo quy định tại Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật BV&PTR thì các chủ đầu tư dự án thủy điện buộc phải thực hiện trồng rừng mới thay thế diện tích rừng được chuyển đổi làm dự án thủy điện.

Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Bình Điền, Hương Điền, A Lưới chỉ mới tổ chức trồng hơn 267ha rừng thay thế theo hồ sơ thiết kế và dự toán được Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế phê duyệt. Phần lớn diện tích rừng trồng đều nằm trong quy hoạch đất năng lượng, diện tích bán ngập lòng hồ thủy điện chưa chuyển đổi qua đất trồng rừng do các chủ dự án quản lý.

Một số chủ dự án thủy điện ở tỉnh Thừa Thiên-Huế chậm nộp tiền trồng rừng thay thế khiến nhiều diện tích rừng còn đất trống, đồi trọc.

Trước thực trạng các chủ đầu tư dự án thủy điện chây ỳ trồng rừng thay thế, tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa ra giải pháp, buộc các doanh nghiệp phải nộp số tiền đúng với quy định vào Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên-Huế để đơn vị này triển khai việc trồng rừng. Theo đó, đơn giá trồng rừng thay thế được áp dụng là 79,5 triệu đồng/ha, gồm 1 năm trồng và 5 năm chăm sóc thành rừng.

Với đơn giá này, Công ty CP Thủy điện Bình Điền, chủ đầu tư dự án dự án nhà máy thủy điện Bình Điền phải nộp hơn 13,8 tỷ đồng và Công ty CP Thủy điện Hương Điền, chủ đầu tư dự án nhà máy thủy điện Hương Điền phải nộp hơn 14 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên-Huế, suốt 5 năm qua, đơn vị đã gửi đơn thông báo thu nợ nhiều lần để đôn đốc các chủ đầu tư dự án thủy điện nộp tiền trồng rừng thay thế.

Thế nhưng, gần đây nhất, Công ty CP Thủy điện Hương Điền mới hoàn thành nộp hơn 13 tỷ đồng là khoản nợ tiền trồng rừng thay thế. Riêng số tiền hơn 13,8 tỷ đồng của Công ty CP Thủy điện Bình Điền phải nộp để thực hiện trồng 186,70ha rừng thay thế nhưng đến giữa tháng 5/2021, công ty này chỉ mới nộp khoảng 6 tỷ đồng, vẫn còn nợ Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên-Huế gần 8 tỷ đồng.

Lý giải việc chậm trễ nộp tiền trồng rừng thay thế, ông Nguyễn Quang Hải, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Bình Điền cho biết, nhà máy thực hiện quyết toán chi phí đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2009. Việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế bắt đầu áp dụng từ năm 2016 nên đơn vị gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn.

Trong khi tình trạng hạn hán kéo dài những năm gần đây khiến sản lượng điện của nhà máy đạt thấp dẫn tới việc nợ đọng tiền trồng rừng thay thế(?!). Liên quan đến việc các chủ đầu tư dự án thủy điện “chây ỳ” nộp tiền trồng rừng thay thế, tại Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP ngày 4/3/2021 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi; quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế nêu rõ: “Đối với 2 trường hợp Công ty CP Thủy điện Bình Điền; Công ty CP Thủy điện Hương Điền nợ tiền trồng rừng thay thế với số tiền lớn, để dây dưa, kéo dài, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế phải cưỡng chế thu hồi tiền về ngân sách, cần thiết có biện pháp chấm dứt hoạt động dự án”. 

Ông Nguyễn Xuân Hiền còn cho biết, từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phê duyệt 112 phương án nộp tiền trồng rừng thay thế có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để xây dụng các dự án thủy điện và một số dự án khác.

Tổng diện tích chuyển đổi mục đích rừng theo kế hoạch là hơn 1.556ha, tương ứng với tổng số tiền phải nộp để trồng rừng thay thế là trên 121 tỷ đồng. Tổng số tiền trồng rừng thay thế đã được các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng nộp vào tài khoản của Quỹ BV&PTR tỉnh Thừa Thiên-Huế lũy kế đến cuối tháng 12/2020 là 105,166 tỷ đồng, số tiền trồng rừng thay thế các chủ dự án còn nợ đọng là 16,103 tỷ đồng.

Ngoài Công ty CP Thủy điện Hương Điền và Công ty CP Thủy điện Bình Điền nợ tiền trồng rừng thay thế kéo dài, qua xác minh, các cơ quan chức năng còn làm rõ 3 trường hợp nợ tiền trồng rừng thay thế từ năm 2018, gồm: Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên-Huế nợ 299,8 triệu đồng/4,052ha; HTX nông nghiệp Điều Hòa nợ 394,3 triệu đồng/5,33ha; gia đình ông Đoàn Mỹ nợ 58,1 triệu đồng/0,78ha. Kết luận TTCP khẳng định: Trách nhiệm để xảy ra các vi phạm nêu trên thuộc Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế; Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách; Giám đốc Sở NN&PTNT; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Quỹ BV&PTR và các tổ chức, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ…

Anh Khoa

Chiều 28/11, với 452/452 (94,36%) đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Minh.

Ngày 28/11, thông tin từ UBND xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết, liên quan đến bài viết rừng keo lá tràm của nhiều hộ dân ở thôn Phước Hưng, xã Hoà Nhơn bị san phẳng trong quá trình thi công dự án logistics cạnh đó mà Báo CAND đã phản ánh, chính quyền địa phương đã buộc đơn vị san gạt bồi thường và thực hiện cải tạo phần đất để người dân tiếp tục trồng lại rừng.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, diễn ra ngày 25/11/2024 vừa qua đã xem xét, cho ý kiến việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều bày tỏ đồng tình, thống nhất cao với quan điểm của Trung ương.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện công tác dân vận đối với việc lập và triển khai quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh “điểm nóng”.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa yêu cầu bị can Nguyễn Đăng Thuyết (SN 1970, nơi thường trú: phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) là Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội và bị can Nguyễn Thị Hòa (SN 1978, nơi đăng ký thường trú: phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) là Giám sát kế toán thuế Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh và Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi ra đầu thú.

Trong những năm qua, tại tỉnh Quảng Trị, hoạt động mời thầu, tham gia đấu thầu và chấm thầu đối với dự án đầu tư công trên địa bàn, thường xuyên bị đơn thư kiến nghị, khiếu nại và tố cáo. Tuy nhiên, khi xảy ra sự việc, cơ quan chức năng chủ yếu xử lý hành chính như tạm dừng, hủy bỏ đấu thầu để đấu lại, mà không điều tra, xác minh sâu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sai phạm này lặp đi lặp lại nhiều.

Ngày 28/11, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH, Bộ Công an) cho biết, sau một thời gian tranh tài, đêm chung kết Cuộc thi quốc tế tìm kiếm giải pháp công nghệ (Dữ liệu với cuộc sống - Data For Life 2024) đã diễn ra tối 27/11, tại Đài Truyền hình Việt Nam, với sự góp mặt của 6 đội là X-Fea, NCB-CDS-AIML, Small World Big Venture, ZeroToHero, GoTrust, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文