Nhiều mỏ đá gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động

07:16 20/08/2019
Trong quá trình hoạt động, nổ mìn khai thác đá và sản xuất đá làm vật liệu xây dựng, nhiều mỏ đá ở địa bàn Thừa Thiên-Huế đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, công nhân thi công mất an toàn lao động.

Năm 2008, Công ty TNHH Thạch Phú Hưng (gọi tắt Công ty Thạch Phú Hưng) được tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép trong thời hạn 3 năm để khai thác, tận thu đá tại mỏ đá ở xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, làm đá dân dụng. 

Dù đã hết phép khai thác, song từ năm 2016 đến nay, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục khai thác tận thu sản xuất đá. Quá trình hoạt động, công nhân tại nhà xưởng chế tác đá của Công ty Thạch Phú Hưng tiến hành cưa đá và thải ra lượng lớn bột đá gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các hộ dân sống trong khu vực. 

Ông Phan Văn Loi ở thôn 4, xã Hương Hữu phản ảnh: “Ngoài gây ô nhiễm, từ khi mỏ đá đi vào khai thác đến nay khiến toàn bộ diện tích đất sản xuất hơn 2 sào ruộng của gia đình tôi phải bỏ hoang, không thể canh tác do bồi lấp. Giếng nước và ao hồ của các hộ dân xung quanh mỏ đá cũng dần khô cạn gây khó khăn trong cuộc sống”.

Hoạt động khai thác đá ở mỏ đá Sơn Thủy, huyện A Lưới thiếu an toàn lao động.

Theo ông Huỳnh Minh Tròn, Chủ tịch UBND xã Hương Hữu, quá trình khai thác đá của Công ty Thạch Phú Hưng gây ra nhiều hệ lụy như làm thay đổi hệ thống nước tự chảy, các khe suối, ruộng đồng đều bị khô hạn. Nhà máy thường cưa xẻ đá vào đêm khuya gây ồn ào khiến người dân địa phương rất bức xúc, kiến nghị nhà máy phải dừng hoạt động, di dời đi nơi khác nhưng doanh nghiệp vẫn lén lút hoạt động vào ban đêm. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Quốc Trung, Giám đốc Công ty Thạch Phú Hưng cũng thừa nhận, quá trình hoạt động, đơn vị đã thải ra lượng bột đá gây ô nhiễm môi trường. Còn việc làm sụt giảm mạch nước ngầm, ông Trung bảo rằng, không phải do phía nhà máy gây ra. 

Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Công an huyện Nam Đông cho biết thêm, quá trình khai thác đá tận thu, Công ty Thạch Phú Hưng đã thực hiện đầy đủ việc nộp các khoản thuế cho Nhà nước, tuy nhiên doanh nghiệp vi phạm khi hoạt động sản xuất đá nhưng không có bãi thải, thải thẳng bột đá ra môi trường; không thẩm định về xả thải và gây ô nhiễm tiếng ồn… Vì thế mới đây, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế và Công an huyện Nam Đông đã đình chỉ hoạt động nhà máy này để phục vụ công tác điều tra để xử lý các vấn đề liên quan.

Tương tự, mỏ đá Sơn Thủy ở huyện A Lưới của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An (gọi tắt Công ty Thanh Bình An) được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép từ năm 2013 để khai thác đá làm vật liệu xây dựng. 

Theo giấy phép, Công ty này sẽ khai thác mỏ trên diện tích 3ha, trữ lượng 1.010.894m³ trong thời hạn 20 năm và buộc phải nội số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hơn 6,1 tỷ đồng. 

Tuy nhiên quá trình hoạt động, mỏ đá này cũng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu dân cư khi mỗi ngày có rất nhiều lượt xe tải chạy từ đường Hồ Chí Minh qua thị trấn A Lưới rồi rẽ vào khu mỏ để nhận đá. 

Người dân sống gần mỏ đá phản ánh, vào những ngày nắng và có gió lớn, bụi bặm do phương tiện vận tải và hoạt động khai thác đá bay từ trên đồi cao xuống khu dân cư. Bên cạnh đó, hoạt động nổ mìn khai thác đá của doanh nghiệp thiếu báo hiệu để người dân cảnh giác; việc khai thác đá của công nhân khoan nổ tại mỏ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động. 

Dù ghi nhận thực tế là vậy, nhưng bà Ngô Thị Thanh Phượng, Giám đốc Công ty Thanh Bình An lại lý giải: “Thường ngày Công ty đều cử nhân viên tưới nước trong phạm vi khu vực mỏ để hạn chế bụi. Riêng hoạt động nổ mìn được thực hiện theo phương pháp nổ mìn ốp, trước khi nổ có báo hiệu còi 5 phút nhưng do người dân thường đi làm hoặc đang xem tivi nên không nghe còi báo hiệu…”. 

Liên quan đến vấn đề các mỏ đá hoạt động gây ô nhiễm, mất an toàn lao động, ông Hồ Dũng, Trưởng phòng TN&MT huyện A Lưới cho hay, trên địa bàn huyện có 3 mỏ đá được cấp phép, trong đó có mỏ đá của Công ty Thanh Bình An. 

Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện và Sở TN&MT tỉnh thường xuyên kiểm tra định kỳ theo kế hoạch tại các mỏ đá này. Qua kiểm tra, vấn đề đảm bảo môi trường và an toàn lao động tại nhiều mỏ đá vẫn chưa được các chủ mỏ chấp hành tốt, chỉ thực hiện đối phó khi cơ quan chức năng đến kiểm tra.

Anh Khoa

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文