Nuôi tôm tự phát gây ô nhiễm môi trường vùng ven biển

09:31 01/08/2015
Nhiều năm trở lại đây, người dân ven biển thuộc các huyện Phong Điền và Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đào ao nuôi tôm để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do việc nuôi tôm còn mang hình thức tự phát, thiếu kỹ thuật và hệ thống xử lý nước thải... đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xã Phong Hải (huyện Phong Điền) được đánh giá là một trong những xã có nhiều “triệu phú” nhờ nuôi tôm khi toàn xã có gần 70ha nuôi tôm trên vùng cát, đạt doanh thu mỗi năm trên 3.500 tỷ đồng. Mặc dù định hướng phát triển kinh tế bằng việc nuôi tôm, nhưng biển nơi đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nguồn nước thải từ các ao tôm xả thẳng ra môi trường.

Ông Nguyễn Văn Hiền (50 tuổi, ở thôn Đông Hải, Phong Hải) lo lắng nói rằng, để nuôi tôm, người dân trong thôn phải bắt đường ống dẫn nước biển vào hồ tôm; còn phía gần bờ biển, họ đào mương rãnh để thải nước thải. Nguồn nước này lâu ngày tích tụ thành từng lớp váng, có mùi hôi thối rồi chảy ra biển...

Cứ thế, bao nhiêu nước thải từ các hồ tôm đều được đưa ra biển khiến tôm, cá sống gần bờ chết hết. Ngoài Đông Hải, các thôn lân cận như Hải Thế, Hải Phú, Hải Thành còn có hàng trăm hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng với hình thức tương tự làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng. Ông Phan Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Hải, cho biết: Xã có 90 nhóm hộ tham gia nuôi tôm trên vùng cát, nhưng chỉ có một số ít nhóm hộ đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương bê tông và bể xử lý nước thải; các hộ còn lại thì trực tiếp xả thải ra môi trường...

Hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm ở xã Phong Hải xả thẳng ra biển.

Tương tự, dọc bãi biển đi qua địa bàn xã Điền Hòa (Phong Điền) cũng xuất hiện nhiều mương nước đen ngòm, nổi váng, bốc mùi hôi thối, do các chủ hồ tôm xả thải trực tiếp ra môi trường. Đặc biệt, những mương xả thải này không được che chắn khiến tình trạng ô nhiễm lan vào khu dân cư; một số giếng nước sinh hoạt bị ô nhiễm, nước nặng mùi không dùng được.

Ông Nguyễn Đăng Xuân, Chủ tịch UBND xã Điền Hòa, thừa nhận: Địa bàn xã có gần 30ha nuôi tôm của người dân và doanh nghiệp, nhưng hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn các hồ tôm đều xả thải thẳng ra biển, rồi sau đó lại lấy nước biển vào nuôi tôm khiến tôm bị dịch bệnh, nước biển cũng vì thế mà ô nhiễm nặng…

Bên cạnh đó, do lợi ích kinh tế từ con tôm mang lại quá lớn, người dân vùng ven biển ở Thừa Thiên-Huế bất chất tất cả, kể cả việc chặt bỏ rừng phòng hộ chắn sóng gió bảo vệ làng mạc. Điển hình là vụ việc người dân ở xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) đốn hạ gần 15ha rừng phòng hộ ven biển vào tháng 4/2015 để lấy đất đào ao nuôi tôm. Ngay sau khi phát hiện vụ việc, UBND huyện Phú Lộc đã vào cuộc xử lý và ra quyết định xử phạt hành chính 26 hộ dân vi phạm, mỗi trường hợp từ 5 đến 6 triệu đồng.

Mới đây, tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VI, vấn đề nuôi tôm tự phát, không đúng quy hoạch gây dịch bệnh, ô nhiễm... đã được nhiều đại biểu đưa ra chất vấn để tìm hướng khắc phục. Theo ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế, hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi tôm khoảng 3.000ha, hằng năm bình quân 1ha nuôi tôm cho thu nhập từ 4-5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển ồ ạt hồ tôm không theo quy hoạch đã gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt là ô nhiễm môi trường vùng ven biển. “Hiện chúng tôi đang tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương và ngân sách địa phương để từng bước đầu tư hoàn thiện hạ tầng nuôi trồng thủy sản tập trung ở các vùng cát ven biển, qua đó nâng cao sản lượng nuôi và hạn chế dịch bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra”, ông Nguyên nêu giải pháp.

Anh Khoa

Thời gian tới, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật (VPPL) liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” sẽ có nhiều diễn biến mới, tiềm ẩn phức tạp. Các đối tượng sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng xuất hiện nhiều loại hình, phương thức, thủ đoạn mới, ẩn danh, không phụ thuộc vào phạm vi địa lý, lãnh thổ. Do đó, không chỉ Cục Cảnh sát hình sự mà cần sự vào cuộc của các bộ, ngành địa phương không ngừng đấu tranh với tội phạm này.

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.

Ngày 25/11, theo tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng, trong vụ kiểm tra vũ trường New MDM CLUB trên địa bàn TP Hải Phòng, lực lượng chức năng xác định có cặp vợ chồng "nguyên sếp" liên quan đến ma túy.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng nói, công tác xử lý hành vi gian lận nói trên của địa phương này đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ...

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文