Phát hiện nhiều sai phạm trong khai thác cát ở khu vực hồ Dầu Tiếng

08:28 23/06/2018
Ngày 22-6, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Tây Ninh đã báo cáo chính thức kết quả kiểm tra các phương tiện tàu, thuyền khai thác cát và bến thủy nội địa trong khu vực hồ Dầu Tiếng.

Sở TN-MT đề xuất UBND tỉnh kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo thẩm quyền, nhằm lập lại trật tự hoạt động khai thác khoáng sản tại đây, tránh gây ảnh hưởng lâu dài đến công trình hồ đập và môi trường nước trong lòng hồ. Ba doanh nghiệp tuy đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhưng chưa được cấp phép hoạt động bến thủy nội địa mà đã đi vào hoạt động khai thác cát (tập kết cát vào bến bãi không có giấy phép) là không đúng trình tự thủ tục, vi phạm tại điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định số 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Sở TN-MT tỉnh kiến nghị phạt mỗi doanh nghiệp 50 triệu đồng và áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản trong lòng hồ trong thời hạn 9 tháng.

Sở TN-MT Tây Ninh đề nghị, UBND tỉnh rút giấy phép một bến thủy nội địa và có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương rút giấy phép 17 bến thủy nội địa (thuộc địa phận tỉnh Bình Dương) do các bến bãi này tuy được cấp phép để chuyên chở hàng hóa nhưng thực chất là để tập kết khoáng sản của nhiều tổ chức, cá nhân khai thác cát lậu trong lòng hồ ở vùng giáp ranh.

Hiện trường các vụ khai thác cát trái phép hồ Dầu Tiếng.

Bên cạnh đó, Sở TN-MT kiến nghị UBND tỉnh Bình Phước cũng đã chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý đối với các tổ chức, cá nhân tự ý lập 2 bến thủy nội địa trong khu vực lòng hồ (thuộc địa phận tỉnh Bình Phước) để chứa cát lậu.

Đối với 82 tàu, thuyền phát hiện có trang bị dụng cụ bơm, hút cát hiện diện trong lòng hồ Dầu Tiếng nhưng không nằm trong kế hoạch khai thác của 18 giấy phép khai thác khoáng sản của ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước (tàu thuyền không có giấy phép đăng ký khai thác khoáng sản), Sở thống nhất phối hợp với ngành chức năng các tỉnh trục xuất ra khỏi lòng hồ để ngăn chặn hoạt động lén lút khai thác cát lậu.

Đồng thời, các tàu, thuyền có đăng ký khai thác khoáng sản bắt buộc phải gắn logo mang đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, số hiệu tàu đã được đăng ký, tọa độ khai thác, để các cơ quan chức năng tiện việc kiểm tra...; phương tiện tàu, thuyền, sà lan bơm hút cát công suất lớn phải được lựa chọn công nghệ phù hợp, để tránh trường hợp trong quá trình hoạt động bơm, xả trực tiếp ra ngoài, gây ảnh hưởng đến nguồn nước (đục nước trên diện rộng).

Theo Giám đốc Sở TN-MT Tây Ninh- Nguyễn Thị Hiếu: Để đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng trong tỉnh và khu vực, khai thác tốt tiềm năng về khoáng sản trong hồ nước Dầu Tiếng, hạn chế bồi lắng hàng năm dưới đáy lòng hồ, 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình phước đã cấp 18 giấy phép khai thác khoáng sản (cát) trong lòng hồ Dầu Tiếng. Trong đó, Tây Ninh cấp 16 giấy phép, Bình Dương và Bình Phước cấp 2 giấy phép để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Tuy hoạt động này thường xuyên được các ngành chức năng phối hợp kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhưng do địa hình rộng, phức tạp, mặt nước hồ thuộc địa bàn 3 tỉnh nên việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, do những năm gần đây, mặt hàng cát xây dựng ngày càng khan hiếm, nhu cầu và giá cát lên cao nên nhiều tổ chức, cá nhân tranh thủ khai thác ngày đêm, khai thác quá mức, ngoài phạm vi cho phép; khai thác lậu, phương tiện vận chuyển dày đặc, quá tải... ảnh hưởng đến sự an toàn của hồ đập và làm người dân bức xúc.

Như Báo CAND đã đưa tin, vào ngày 19-4, một số cơ quan báo chí có đăng bài “Loạn hoạt động khai thác cát tại hồ Dầu Tiếng”. Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương chỉ đạo kiểm ra, rà soát nội dung phản ánh của báo chí, chấn chỉnh việc cấp phép khai thác cát tại hồ Dầu Tiếng để có biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có sai phạm trong việc khai thác cát tại lòng hồ Dầu Tiếng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-8-2018.

Đ.Hoảnh - Đ.Mừng

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文