Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc

20:52 15/01/2014
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 02/2014/NĐ-CP quy địnhchế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.

Nghị định gồm 4 chương 52 điều quy định cụ thể về lập hồ sơ đề nghị thi hành biện pháp xử lý hành chính; thành lập các cơ sở loại này và công tác quản lý, giáo dục người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và những quy định khác có liên quan.

Nghị định quy định, hai tháng trước khi học sinh, trại viên chấp hành xong quyết định, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thông báo cho Công an cấp huyện, UBND cấp xã nơi họ về cư trú để chủ động theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; tổ chức phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của học sinh, trại viên.

Bộ Công an hướng dẫn hoạt động tư vấn, phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, giáo dục kỹ năng sống, thị trường lao động, trợ giúp pháp lý cho học sinh, trại viên. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Quỹ hòa nhập cộng đồng từ nguồn kinh phí thu được do kết quả lao động của học sinh, trại viên theo quy định để hỗ trợ hoạt động hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên khi chấp hành xong quyết định.

Cũng theo Nghị định: Người chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc sẽ được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội theo dõi, giúp đỡ, giáo dục trong thời gian kể từ khi họ chấp hành xong quyết định cho đến khi họ được coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 7, Điều 137 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Người chấp hành xong quyết định sẽ được quan tâm dạy nghề, giải quyết việc làm tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe, khả năng chuyên môn, nhu cầu của người sử dụng lao động và điều kiện thực tế của địa phương; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở địa phương và được xét hỗ trợ một phần vốn đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách để tạo việc làm, lao động, sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, người chưa thành niên chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được ưu tiên học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.

Nhà nước khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ những người chấp hành xong quyết định tái hòa nhập cộng đồng; khuyến khích việc tiếp nhận người chấp hành xong quyết định vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/2/2014

PV

Khoảng 7h sáng ngày 16/5, trực ban Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Tuyên Quang nhận được tin báo của anh Trương Văn Ron, SN 1979, trú tại Tổ dân phố Hưng Thịnh, thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn về việc vợ chồng anh bị lạc trên núi Dùm (thuộc Xóm 9, xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang) từ 20h tối 15/5, hiện đã đói khát, kiệt sức, mất phương hướng, cần cứu trợ khẩn cấp.

Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã có mặt tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/5 để tham dự cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên sau hơn 3 năm nhằm hướng tới việc chấm dứt cuộc chiến.

Thảo luận ở Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính vào chiều 16/5, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk) cho rằng, tình trạng "nhờn" luật hay cố tình vi phạm luật trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông vẫn diễn ra ở một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông. Do vậy, có thể tăng mức tiền phạt tối đa lên tới 200 triệu đồng để tạo sức răn đe.

Chiều 16/5, thông tin tại Hội nghị phát động cao điểm tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, Công an TP Hà Nội đã xác lập và phá thành công ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế; bắt giữ 7 đối tượng, thu giữ trên 100 tấn thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả.

Nam bệnh nhân 42 tuổi ở Hà Tĩnh mắc viêm màng não nguy kịch do nấm Cryptococcus  – căn bệnh nguy hiểm, hiếm gặp, thường xảy ra ở người có hệ miễn dịch suy giảm. Được biết, bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với môi trường chăn nuôi nhiều chim bồ câu - nguồn lây nhiễm phổ biến của loại nấm này.

Theo Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, để thực hiện được mục tiêu miễn viện phí toàn dân, cần có 3 nguồn lực chính là bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội hoá. Nếu làm tốt việc huy động từ cả 3 nguồn này, cùng với tốc độ phát triển kinh tế hiện tại và quyết tâm của toàn xã hội, mục tiêu miễn viện phí vào năm 2030-2035 là hoàn toàn khả thi. 

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Công an long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2025. Thượng tướng, T.S Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Khoa học, Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí trong thời kì mới, sáng 16/5 tại Hà Nội, diễn ra Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số”. Hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo; Cục Báo chí phối hợp Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.