Quy định mới liên quan đến Luật Trợ giúp pháp lý
Khoản 8, điều 1 được sửa đổi, bổ sung: Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành danh mục mã số và phân hạng các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý. Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Khoản 9, điều 1 được sửa đổi: Trợ giúp viên pháp lý được xếp lương và trả lương theo bảng lương các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật; được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).
Khi tham gia tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ bằng 40% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của nhà nước. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý được hưởng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của nhà nước.
Khoản 12, điều 1 được sửa đổ, bổ sung như sau: Cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng theo vụ việc trợ giúp pháp lý đã thực hiện căn cứ vào số giờ tư vấn pháp luật và các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Chế độ bồi dưỡng tính theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý do cộng tác viên thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng.
“Căn cứ để xác định thời gian làm việc của cộng tác viên, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của nhà nước là thời gian làm việc có xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”, Nghị định quy định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2015.