Quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
Trả lời: Theo khoản 7, điều 12 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt có quy định: "Vượt rào, chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh". Vậy trường hợp lái ôtô băng qua đường sắt dẫn đến tai nạn như ở xã Tiên Tân, Duy Tiên, Hà
Theo khoản 3, điều 10 Nghị định 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt có quy định, nếu hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt: "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn giao thông đường sắt".
Trong trường hợp nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người lái ôtô băng qua đường sắt dẫn đến tai nạn đổ tàu hỏa này sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Trách nhiệm của chính quyền địa phương và của ngành Đường sắt đối với đường ngang dân sinh không có barie (rào, chắn) cảnh giới để xảy ra tai nạn: Theo khoản 2, điều 22 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 quy định "Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy đủ phù hợp với cấp kỹ thuật và loại đường sắt; kiểm tra định kỳ để công trình, thiết bị báo hiệu thường xuyên hoạt động tốt".
Ngoài ra, điều 7 và điều 8 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 quy định rất rõ về trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động đường sắt của ngành Đường sắt và chính quyền địa phương