Sản xuất, buôn bán trái phép quân trang, quân dụng bị xử lý như thế nào?

15:17 18/07/2014
Hỏi: Trên thị trường hiện xuất hiện tràn lan việc kinh doanh, buôn bán trái phép quân trang, quân dụng. Xin quý Báo cho biết hành vi buôn bán kinh doanh quân trang, quân dụng sẽ bị xử lý hình sự như thế nào? (Nguyễn Trung Dũng, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Trả lời: Việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán trái phép quân trang, quân dụng là hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm. Điều này đã được quy định tại Điều 4, Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý về hành vi buôn bán, kinh doanh hàng cấm. Chính phủ có ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề này đối với quân trang, quân phục. Tại điều 33, điều 34 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt từ 5 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm về sử dụng, mua bán, sản xuất quân trang, biển công tác, cờ hiệu. Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tại Điều 10 quy định mức xử phạt lên đến 200 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Tùy theo mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự về tội “Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. Theo đó, người nào mà sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán quân trang, quân dụng với số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà lại vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự. Hình phạt nhẹ nhất ở tội này là bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến năm năm.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; e) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù tư âtám năm đến mười lăm năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Công ty Luật TNHH Đào và đồng nghiệp

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文