Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không nguồn gốc sẽ bị xử phạt như thế nào?

09:08 21/07/2014
Hiện nay, tình trạng thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ trôi nổi trên thị trường khiến dư luận hết sức bức xúc bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Bắt giữ, xử lý nhiều nhưng những thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ vẫn đang được buôn bán và sử dụng hằng ngày. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Trung tá Phạm Giang Sơn, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội về những quy định có liên quan.

PV: Xin đồng chí cho biết các quy định xử phạt những vi phạm về thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ?

Trung tá Phạm Giang Sơn: Hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể theo quy định của Luật Hình sự, các hành vi này sẽ bị xem xét theo các tội danh: Phạm tội Buôn lậu (Điều 153 BLHS); Phạm tội Sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh (Điều 157 BLHS); Phạm tội Làm lây lan dịch bệnh cho người (Điều 186 BLHS); Phạm tội Vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 244 BLHS). Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ áp dụng theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 185/2013/ND-CP ngày 15/01/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

PV: Qua quá trình thực tế đấu tranh với tội phạm về lĩnh vực thực phẩm, đồng chí có kiến nghị gì chính sách pháp luật liên quan đến việc xử lý những vi phạm về thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ.

Trung tá Phạm Giang Sơn: Cần tiếp tục xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Cụ thể tại Điều 244 Bộ luật Hình sự có quy định: Tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó, dấu hiệu bắt buộc phải gây hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng, tuy nhiên hiện vẫn chưa có thông tư hướng dẫn. Vì thế, việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong vi phạm an toàn thực phẩm khó thực hiện. Hiện nay, theo luật định, muốn khởi tố, bắt đối tượng "độn" các chất độc hại trong thực phẩm, thì hành vi họ gây ra phải gây hậu quả nghiêm trọng, tức là phải có người chết hoặc ngộ độc hàng loạt. Ai cũng hiểu những chất tồn dư trong thực phẩm không thể làm chết người ngay, mà sẽ gây tác hại lâu dài, các bệnh hiểm nghèo cho nhiều người sử dụng. Hành vi gây hậu quả nghiêm trọng vì vậy khó xác định, đây chính là nguyên nhân tại sao nhiều năm nay rất ít vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý hình sự, dù rất nhiều vụ việc bị phanh phui

Nguyễn Hương

Chiều tối 20/9, khoảng 100 cảnh sát thuộc các lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận do Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ huy đã tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Long Thái Việt (ở huyện Hàm Tân).

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 20/9 đến 3h ngày 21/9 nhiều nơi trên 70mm như: Khe Lá (Nghệ An) 151.6mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 70.8 mm…

Thay vì trả tiền lương cho công nhân thì đối tượng quản lý xây dựng công trình lại trả bằng ma túy. Vụ việc vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phát hiện đấu tranh, triệt phá.

Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Cuối phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Khắc Duy (SN 1984) 13 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Nguyệt, chung sống như vợ chồng với bị cáo.

Tàu hàng Nam Anh 69 cuốn theo lồng bè nuôi hàu trên sông trôi ra biển, hiện tàu đang mắc cạn giữa phao số 1 và số 2 cách bờ khoảng 2 hải lý. Cùng thời điểm, tàu cá đang neo đậu tại bờ Bắc sông Gianh bị sóng đánh làm lật tàu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文