Sản xuất, vận chuyển, buôn lậu pháo nổ bị xử lý như thế nào?

11:32 05/12/2014
Hỏi: Tình trạng sản xuất, vận chuyển, buôn bán pháo nổ có xu hướng gia tăng, nhất là dịp gần Tết Nguyên đán. Xin toà soạn cho biết theo quy định pháp luật, hành vi này bị xử lý như thế nào? (Ngô Thanh Bình, Hoàng Mai, Hà Nội)

Trả lời: Điều 4 Nghị định 36/2009 ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ cũng quy định pháo là một trong các loại hàng hóa cấm kinh doanh. Việc sản xuất, vận chuyển, mua bán pháo nổ phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Tại khoản 4, Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi mua, bán các loại vật liệu nổ; sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo. Hành vi buôn bán pháo nổ theo quy định Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có thể bị xử phạt mức thấp nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng; mức xử phạt cao nhất là 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi sản xuất pháo nổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức gấp 2 lần mức tiền phạt quy định đối với hành vi buôn bán pháo nổ. Người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Mục III Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo. Hành vi sản xuất pháo nổ; vận chuyển, mua bán trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 232 BLHS. Nếu hành vi mua bán trái phép qua biên giới pháo nổ thì bị truy cứu TNHS về tội buôn lậu quy định tại Điều 153 BLHS. Nếu hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới pháo nổ, thì bị truy cứu TNHS về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Điều 154 BLHS. Nếu hành vi mua bán hoặc tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo nổ với mục đích buôn bán ở trong nước thì bị truy cứu TNHS về tội buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Công ty Luật TNHH Đào và Đồng nghiệp

Sau khi nhiễm liên cầu lợn, bệnh nhân C.T sốt 38 độ C, bị ban sung huyết, xuất huyết rải rác vùng cẳng chân, vành tai, hoại tử khô đầu ngón tay. Qua các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm màng não mủ do liên cầu lợn.

Theo báo cáo của Vụ Vận tải (Bộ GTVT), trong 11 tháng, hàng không tăng trưởng ấn tượng nhất trong 5 phương thức vận tải so với cùng kỳ năm 2023 nhưng sản lượng vận chuyển hành khách lại giảm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文