Sao nỡ đối xử như thế với một thương binh

09:01 02/08/2016
Ông Đoàn Thanh Vũ rất bức xúc trước việc Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh ra quyết định tạm ngưng trợ cấp thương binh và bệnh binh 8 tháng (từ tháng 12-2013 đến 7-2014) đối với ông bởi lý do đi khỏi địa phương…



Ông Đoàn Thanh Vũ (72 tuổi, thường trú tại 1C1, Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh) là thương binh hạng 3/4 với tỷ lệ thương tật 48% và bệnh binh hạng 2/3 với tỷ lệ bệnh tật 62%. 

Tìm đến Báo CAND, ông Vũ rất bức xúc trước việc Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh ra quyết định tạm ngưng trợ cấp thương binh và bệnh binh 8 tháng (từ tháng 12-2013 đến 7-2014) đối với ông bởi lý do đi khỏi địa phương, ông không có ủy quyền nhận thay trợ cấp…

Ông Vũ cho biết, quê ông ở xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa). Ông nhập ngũ tháng 4-1962, vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam từ năm 1964 cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. 

Ông được công nhận thương binh hạng 3/4 với tỷ lệ thương tật 48% và bệnh binh hạng 2/3 với tỷ lệ bệnh tật 62%. Với hai khoản trợ cấp thương binh và bệnh binh, tháng 11-2013 ông Vũ được nhận 3.899.000 đồng; tháng 10-2013 trở về trước là 3.548.000 đồng.

Từ năm 1995, ông đã cùng nhiều đồng đội khác còn sống trở lại chiến trường xưa đi tìm mộ liệt sĩ. Tuy mang trong người với đủ thứ bệnh tật: tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao cộng với mang nhiều vết thương, bệnh tật do chiến tranh hành hạ những lúc trái gió trở trời, nhưng ông vẫn luôn đau đáu đi tìm mộ đồng đội đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc và giúp đỡ các đồng đội cũ, thương binh, gia đình liệt sĩ gặp khó khăn trong cuộc sống. 

Từ năm 2011 cho đến ngày bị cắt trợ cấp, ông Vũ dùng toàn bộ tiền trợ cấp hàng tháng để giúp đỡ cho em Đinh Văn Nam (thường trú thôn 6, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh hoàn cảnh gia đình rất nghèo có tiền chi phí trong học tập. 

Trước khi ông Vũ đi chữa bệnh ở Úc (tháng 8-2013 và trở về nước ngày 20-7-2014), ông đã ủy quyền cho em Nam nhận tiền trợ cấp 3 tháng, từ tháng 9 - 11-2013 - giấy ủy quyền chỉ có giá trị 3 tháng.

Được biết, để giải quyết trường hợp của ông Vũ, ngày 4-6 và ngày 21-9-2015, Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh lần lượt có 2 công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, Cục Người có công để xin ý kiến giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời của Bộ LĐ-TB&XH, Cục Người có công hướng dẫn giải quyết. 

Ngày 18-12-2015, Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh có Văn bản số 27646/ SLĐTBXH-CS gửi Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh. Theo đó,  ông Đoàn Thanh Vũ, nhập ngũ từ tháng 4-1962, công tác liên tục trong Quân đội là 18 năm 2 tháng, là đảng viên, hiện tuổi của ông đã cao lại mang nhiều vết thương và bệnh tật do chiến tranh, thường xuyên tái phát gây đau nhức. 

Văn bản khẳng định: “Đây là chế độ trợ cấp ưu đãi thương binh và bệnh binh. Xét đề nghị của ông Đoàn Thanh Vũ được truy lĩnh trợ cấp thương binh và bệnh binh từ tháng 12-2013 đến tháng 7-2014 - thời gian ông điều trị bệnh ở nước ngoài là chính đáng… Kính trình Thường trực xem xét vận dụng cho ông Vũ được truy lĩnh số tiền trợ cấp thương binh và bệnh binh từ tháng 12-2013 – 7-2014 từ nguồn ngân sách TP chi từ sự nghiệp chính sách người có công với tổng số tiền 31.192.000 đồng”.

Tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 9-4-2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng”, không hề quy định tạm ngưng trợ cấp chế độ ưu đãi người có công khi đi vắng một thời gian mà không có giấy ủy quyền người khác nhận thay. 

Tại Điều 67 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP “Xử lý đối với người đang hưởng chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh mà phạm tội” thì chỉ tạm dừng chế độ ưu đãi từ tháng liền kề khi có quyết định tạm giam, trong thời gian chấp hành hình phạt tù từ tháng liền kề khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Sáng 28-7 vừa qua, tiếp xúc với chúng tôi, ông Vũ bức xúc: “Từ lúc có văn bản của Sở LĐ-TB&XH TP Hồ Chí Minh đến nay đã hơn 7 tháng nhưng UBND TP Hồ Chí Minh vẫn chưa xem xét giải quyết. Số tiền không nhiều, nhưng đó là xương máu của tôi đã đổ xuống vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Tôi đi chữa bệnh ở Úc có báo cáo Đảng ủy, UBND và Hội Cựu chiến binh phường Đa Kao. Tôi mong muốn được truy lĩnh tiền trợ cấp thời gian bị tạm ngưng”.

Công Trường

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文