Sóng biển ‘nuốt’ dần Cửa Đại

09:09 18/09/2015
Sau cơn bão số 3, bờ biển Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam, càng bị sạt lở nghiêm trọng. Biển đã lấn sâu vào đất liền, tiến sát đến nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, vốn đã vắng khách từ 2 năm qua do biển đã “nuốt” bãi tắm. Tốc độ tàn phá của thiên nhiên đối với bờ biển Cửa Đại khiến các nhà quản lý và du khách phải lo lắng…

Vài năm trở lại đây, biển Cửa Đại đã xâm thực, lấn sâu vào đất liền gần 200m, với chiều dài dọc bờ hơn 1km. Đặc biệt, xói lở xảy ra nghiêm trọng đã xảy ra vào mùa mưa bão tháng 10/2014, sau một đêm bờ biển này bị xâm thực 30-40m.  

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhìn nhận: Việc sạt lở bờ biển Cửa Đại đang được dư luận rất quan tâm. Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Bởi vậy, đầu tháng 9/2015, tỉnh đã tổ chức một hội thảo quy tụ nhiều nhà khoa học để nghiên cứu, đánh giá và tìm kiếm giải pháp nhằm hãm đà xâm thực của biển, đảm bảo tính mạng, tài sản nhân dân và giữ được bãi tắm Cửa Đại. Tình trạng xói lở cửa sông, bờ biển Cửa Đại được một số nhà chuyên môn cho rằng, có liên quan đến việc khai thác cát rầm rộ trên sông Thu Bồn và việc các thủy điện đầu nguồn chặn dòng.

Bờ biển Cửa Đại bị sóng biển xâm thực dữ dội.

GS.TS Trần Đình Hòa, PGĐ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam khẳng định: “Ngoài việc do thiên tai gây ra thì nguyên nhân chính như nạn khai thác cát quá mức, tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến sạt lở ở hạ du”.  Còn GS.TS. Hitoshi Tanaka, nguyên Chủ tịch Hội Quốc tế về nghiên cứu và kỹ thuật thuỷ văn môi trường - vùng châu Á Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch Hội xây dựng dân dụng Nhật Bản (JSCE) thì phán đoán, việc xói lở bờ biển Cửa Đại có tác động từ việc suy giảm bùn cát từ thượng lưu do các đập thủy điện.

Hiện tượng này rất giống ở Nhật Bản nhưng các giải pháp đưa ra phải khác vì ở Nhật Bản chỉ cần dùng giải pháp công trình (xây dựng kè, mũi hàn,...) là xử lý được, trong khi ở Cửa Đại do đây là bãi biển du lịch nên không thể dùng giải pháp công trình mà phải dùng giải pháp nuôi bãi, tức là phải tìm giải pháp bù đắp lượng cát bị hao hụt, đồng thời với việc sử dụng các giải pháp khác ngăn chặn xâm thực. v.v...

Thực tế từ năm 2013 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để dựng kè chắn sóng ven biển Cửa Đại. Nhưng những hàng cọc sắt, kè bê tông không chống chọi lại sức mạnh sóng biển. Hàng loạt đoạn kè vừa xây xong bị sóng đánh sập; hoặc có tình trạng, kè chắn vị trí này, bờ biển lại xâm thực, xói lở mạnh ở vị trí khác…

Để kè các bãi tắm từ An Bàng về Cửa Đại, cần phải đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Đây là con số quá lớn đối với ngân sách của tỉnh Quảng Nam. Mà xây kè toàn tuyến cũng đồng nghĩa với việc các bãi tắm bị “khai tử”. Trong khi chờ một đề tài nghiên cứu mang tính khoa học cao về nguyên nhân xâm thực bãi biển Cửa Đại và các giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng xói lở diễn ra ngày càng nhanh, tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ kinh phí để xây kè tại các vị trí bị xói lở mạnh. 

UBND tỉnh cũng đang tiến hành rà soát tất cả các dự án khai thác cát trên sông, kể cả những nơi được cấp phép khai thác, để xác định lại phạm vi, khối lượng khai thác cho phù hợp, không thể để tình trạng khai thác cát làm trầm trọng thêm tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại.

Thân Lai

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文