“Thư pháp tiếng Việt” đang làm hỏng chữ quốc ngữ

14:54 04/10/2007
“Quả thực, nhìn những chữ ngùn ngoằn như giun, như rắn, như uốn éo, như đánh vong... chúng tôi không thể hiểu nỗi là tại sao người ta lại dám đem thứ chữ " tượng thanh" ra để "thư pháp" theo kiểu chữ "tượng hình" của chữ Hán”, một độc giả bất bình gửi phản hồi cho CAND Online sau khi chúng tôi đăng bài “Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ Quốc ngữ!”.

Độc giả Nguyễn Thái Bình viết: Mấy năm nay, rộ lên chuyện "thư pháp tiếng Việt" của một số người mà tự nhận là "thư pháp gia" đua nhau viết "thư pháp chữ quốc ngữ" - hay nói gọn hơn là "thư pháp tiếng Việt".

Quả thực, nhìn những chữ ngùn ngoằn như giun, như rắn, như uốn éo, như đánh vong... chúng tôi không thể hiểu nỗi là tại sao người ta lại dám đem thứ chữ " tượng thanh" ra để "thư pháp" theo kiểu chữ "tượng hình" của chữ Hán.

Và điều đáng ngạc nhiên là chính cơ quan văn cao nhất là Bộ Văn hóa cũng cổ súy cho cái thứ rởm đời này bằng cách cho các vị " thư pháp gia" triễn lãm, rồi tung hô khi họ chép những bản Kiều theo "thư pháp tiếng Việt". Đúng là họ đang bôi bẩn chữ quốc ngữ.

Bộ Giáo dục đã làm bẩn chữ quốc ngữ bằng cách cải tiến chữ quốc ngữ và bắt học trò phải tuân theo cái sự " cải tiến" lố bịch và thiếu suy nghĩ đó, khiến học sinh hiện nay, chữ viết xấu như gà bới... Và Bộ Văn hóa lại dung túng cho hành động " bôi bẩn chữ quốc ngữ".

Mong các ông " thư pháp gia...giả cầy" hay... đừng múa bút để bôi chữ quốc ngữ nữa!

Độc giả Trần Văn Sỹ đưa ý kiến: Cái gọi hiện nay là “Thư pháp tiếng Việt" (TPTV) là nhầm lẫn. Cứ cho là có cái thứ đáng gọi là TPTV thì ít nhất nó phải có một đặc điểm là một thứ chữ mà mọi người Việt đều phải dễ đọc và đều phải thấy là CHỮ VIỆT ĐẸP tên. Đằng này TPTV gì mà nhiều khi không đọc nổi là chữ gì.

Còn Thư pháp chữ Hán ư? Có ai biết chữ Hán mà lại thấy nó khó đọc không? Chắc chắn là không, dễ đọc và rất đệp. Không thể có thứ chữ đọc còn chưa ra hồn (tức là chữ xấu) lại được coi là thư pháp, rồi thư pháp gia,... Thật là bậy bạ không chịu nổi.

Phải xem lại đạo đức của các "Thư pháp gia" tiếng Viêt. Anh thích thì cứ làm cho khoái, đừng gọi mình là Thư pháp gia, và ai gọi người khác là thư pháp gia tiếng Việt cũng thật buồn cười.

Độc giả Nguyễn Hoàng: Là một người Việt Nam, tôi không bao giờ chấp nhận việc đem chữ Quốc ngữ ra để viết thư pháp này nọ. Cần phải có sự lên tiếng của Ngành văn hóa và toàn xã hội để trả lại nét đẹp cho chữ viết của dân tôc.

Độc giả Ngô-văn-Giang “còn bất bình hơn cả độc giả Nguyễn thái Bình”. Độc giả này kể: Đầu năm 2006 tôi được quà biếu một cuốn lịch treo tường, in ấn công phu. Đây là phiên bản các bức tranh lụa của thợ vẽ khá đẹp, bức nào cũng loằng ngoằng nhiều cột chữ.

Tôi đã cất giữ nó ngót 2 năm nay,chỉ để mỗi khi cần tập tính kiên nhẫn, thì "dịch" các câu "thư pháp" ra chữ Quốc ngữ. Đến nay tôi đã học được tính kiên nhẫn, mà vẫn chưa dịch xong "Thơ nháp" trên sáu bức hoạ đó

CAND Online

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文