Vượt phá Tam Giang 'đổi' chữ cho con

00:01 02/03/2015
Đã nhiều năm qua, những người mẹ này cần mẫn chở gạo vượt phá Tam Giang để bán cho ngư dân đi biển. Nhọc nhằn, vất vả; thậm chí có lúc phải đánh đổi bằng cả sinh mạng, song họ vẫn bám níu lấy “nghề” để mưu sinh, “đổi” chữ cho con...

Buổi trưa tháng 2, trời nắng chang chang, sau khi chất gần 1 tạ gạo lên con đò nhỏ, bà Nguyễn Thị Lược (59 tuổi, ở thôn Thai Dương Thượng Tây, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) chuẩn bị vượt phá Tam Giang.

Đưa tay quệt vội mồ hôi lấm tấm trên trán, bà cho biết, số gạo này được một ngư dân ở thôn Hải Tiến (thị trấn Thuận An) đặt mua để làm lương thực cho chuyến biển đầu năm mới. Hơn 40 năm qua, bà Lược không thể nào nhớ hết mình đã chở bao nhiêu tấn gạo vượt phá Tam Giang để bán cho các ngư dân ở huyện Phú Vang làm nghề đánh bắt hải sản trên biển.

“Sau ngày đất nước giải phóng, vợ chồng tui chuyển về xóm Cồn Cát dựng nhà sát bên mép phá Tam Giang; ông nhà đánh bắt tôm cá còn tui buôn bán gạo. Mỗi sáng sớm, tui chèo đò xuống Hương Phong mua gạo rồi lại vượt gần chục cây số đưa gạo đi bán. Thời gian đầu, việc buôn bán gặp rất nhiều khó khăn do trắc trở sông nước, nay thì quen rồi…”, bà Lược bồi hồi nhớ lại những ngày đầu một mình cùng chiếc đò tròng trành trên phá Tam Giang với “nghiệp” bán gạo mưu sinh.

Điều đáng để bà Lược tự hào, đó là từ một hộ thuộc diện khó khăn ở địa phương, bằng nghề bán gạo, bà đã cùng chồng chắt chiu, dành dụm xây được một ngôi nhà lớn khang trang và đặc biệt nuôi được 4 người con ăn học nên người…

Những người mẹ ở xã Hải Dương vượt phá Tam Giang đi bán gạo mưu sinh.

Ngoài bà Lược, ở xã Hải Dương còn có nhiều phụ nữ khác theo “nghề” vượt phá Tam Giang bán gạo, có cuộc sống khấm khá. Điển hình như bà Phạm Thị Toàn (60 tuổi, ngụ ở thôn Thái Dương Thượng Tây). Trước đây, vì cuộc sống nghèo khó nên chồng bà Toàn bỏ vào Nam biền biệt, để lại bà một mình cùng 3 người con thơ. Quyết tâm không để cái nghèo, cái khó đeo bám, cản đường học hành con cái, năm 1990, bà Toàn dành dụm được ít vốn rồi mua lại một con đò nhỏ để làm nghề bán gạo.

Theo lời bà Toàn, phụ nữ vượt phá Tam Giang bán gạo cũng chẳng dễ dàng, có nhiều lúc thời tiết không thuận lợi sóng to gió lớn đe dọa đến tính mạng. Bà kể rằng, có một lần bà suýt phải bỏ mạng trên phá Tam Giang, khi cùng 5 phụ nữ ở xóm đi trên 6 chiếc đò để đến chợ Sịa mua gạo nước mặn. Trên đường về đến bến đò Vĩnh Tu thì bất ngờ gặp trận cuồng phong khiến sóng trên phá cao gần cả thước, làm đò chao đảo liên hồi. May mà lúc ấy mọi người bình tĩnh nhắc nhau giữ vững tay chèo mới đưa mấy con đò về đến thôn an toàn. Khó khăn, nguy hiểm là thế, nhưng đã theo “nghề” chẳng ai bỏ gánh nửa chừng.

Bà Trần Thị Tâm, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hải Dương cho biết, so với các địa phương ven vùng đầm phá, như Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái... thì hiện chỉ có phụ nữ Hải Dương vẫn còn lưu giữ “nghề” buôn gạo vượt phá Tam Giang và có khoảng 20 người theo “nghề” này.      

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch UBND xã Hải Dương, cho biết: Xã Hải Dương có 55ha diện tích đất lúa, ngoài cung cấp lương thực cho người dân trong xã thì những người buôn bán gạo như bà Lược, bà Toàn, bà Phạm Thị Măng, Phạm Thị Khuyến... còn vận chuyển gạo vượt phá Tam Giang để đưa đi các nơi khác bán. Chẳng những cho thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình, nuôi con cái ăn học đến nơi, đến chốn, nhưng phụ nữ vượt phá Tam Giang buôn bán gạo còn góp phần đẩy mạnh việc giao thương, quảng bá các giống lúa cho gạo ngon, thơm, dẻo của địa phương...

Anh Khoa

Tối 7/4, đại diện Đoàn cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Bộ Công an Việt Nam cho biết, sau nhiều ngày thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Myanmar, đoàn đã độc lập giải cứu 7 nạn nhân bị mắc kẹt trong trận động đất và bàn giao cho gia đình. Đồng thời, phối hợp với các đội cứu hộ Myanmar, Philippines, Indonesia, Singapore giải cứu thêm 7 nạn nhân khác.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 bị can là nhân vật chủ chốt của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt (CER Group) và Công ty cổ phần Asia life. Đáng chú ý, Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt chỉ hoạt động trong thời gian ngắn đã tăng vốn điều lệ, thu hút lượng lớn khách hàng trên toàn quốc bởi sự “tiếp tay” đắc lực của người nổi tiếng như Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.

Tối 7/4, Thượng tá Lý Hoài Nam, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an TP Hà Nội cho biết, các tổ công tác 141 của Phòng CSHS đã phát hiện một nhóm gồm 6 đối tượng giả danh lực lượng 141 điều khiển xe máy trong đêm, rất manh động khi sẵn sàng chặn xe người vi phạm và hành hung người đi đường để tăng tương tác trên mạng xã hội.

Ngày 7/4, Công an phường Long Bình, TP Biên Hòa đã chuyển hồ sơ và hàng chục thùng thuốc tây không rõ nguồn gốc đã phát hiện trên địa bàn cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền…

Ngay trong ngày nghỉ lễ, 6 thanh niên trú tại TP Nam Định và huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã tụ tập chơi đánh bạc dưới hình thức xóc  đĩa được thua bằng tiền. Khi các đối tượng đang say sưa sát phạt thì bị Tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nam Định bắt quả tang.

Ngày 7/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bắt tạm giam 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2003), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Minh Sang (SN 2000) cả 4 đều ngụ TP Biên Hòa và Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) ngụ TP Hồ Chí Minh để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Hàng loạt vụ va chạm giao thông dẫn đến tử vong và thương tích trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 chỉ vì người đi bộ băng ngang đường không đúng nơi qui định. Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quân chấn chỉnh và ngăn chặn tình trạng tự coi thường tính mạng của mình và gây nguy hiểm cho các phương tiện khác…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文