Cảng cá hơn 200 tỷ đồng xây xong gần 1 năm để… ngó

10:29 02/09/2024

Dự án cảng cá Thuận An đóng tại phường Thuận An, TP Huế được ngư dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ vọng trở thành nơi neo đậu tàu cá an toàn, thúc đẩy phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương. Thế nhưng có điều nghịch lý là, sau gần 1 năm hoàn thành xây dựng, đến nay cảng cá này vẫn chưa hoàn tất thủ tục đăng ký mở cảng.

Cảng cá Thuận An được đánh giá là cảng cá lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Suốt hàng chục năm qua, cảng này luôn tấp nập, sầm uất khi hàng trăm tàu cá công suất lớn của ngư dân ở phường Thuận An (TP Huế) và các xã ven biển huyện Phú Vang hoạt động đánh bắt ngư trường xa bờ đều thông qua cảng này.

Với mục đích khai thác tối đa lợi thế cảng Thuận An nên từ tháng 10/2020, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai dự án xây dựng cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão. Dự án có tổng kinh phí hơn 220 tỷ đồng, do Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Dự án này là hợp phần nằm trong dự án tổng thể Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá Thừa Thiên Huế.

Sau nhiều lần gia hạn tiến độ, đến cuối năm 2023, dự án cảng cá Thuận An thi công hoàn thành. Từ tháng 1/2024, cảng cá Thuận An mới đã được đơn vị chủ đầu tư dự án bàn giao cho Ban quản lý cảng cá Thừa Thiên Huế để quản lý và vận hành. Cảng cá Thuận An đưa vào sử dụng đảm bảo quy mô tàu cập bến và xuất bến, bốc dỡ hàng hóa đạt công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm và đảm bảo các quy định về bảo quản thủy hải sản, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời đáp ứng nhu cầu neo đậu và tránh trú bão cho khoảng 500 tàu thuyền các loại có chiều dài từ 6m trở lên.

Cảng cá hơn 200 tỷ đồng xây xong gần 1 năm để… ngó -0
Dù hoàn thiện gần 1 năm nhưng cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão vẫn chưa hoạt động.

Tuy nhiên đến thời điểm cuối tháng 8/2024, cảng cá Thuận An và khu neo đậu tránh trú bão tại cảng này chưa thể đi vào hoạt động dù mùa mưa bão đang đến gần khiến ngư dân địa phương vô cùng lo lắng, bức xúc. Ngư dân Nguyễn Văn Minh (ở tổ dân phố Tân Bình, phường Thuận An, TP Huế) có tàu cá công suất hơn 500CV cho biết ông và các ngư dân ở địa bàn phường mong chờ cảng cá Thuận An thi công hoàn thiện và được đưa vào sử dụng để hoạt động vươn khơi bám biển, buôn bán hải sản sau mỗi chuyến ra khơi được thuận lợi hơn. Thế nhưng sau gần 1 năm thi công xong thì đến nay cảng vẫn chưa đi vào khai thác trong khi mùa mưa bão đang cận kề. Ngư dân đã có kiến nghị đến chính quyền địa phương và Ban quản lý cảng cá Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị liên quan để sớm có giải pháp đưa cảng vào hoạt động, tránh lãng phí.

Qua tìm hiểu của PV Báo CAND, nguyên nhân khiến cảng cá Thuận An chưa thể đi vào hoạt động là do cảng này thiếu bình đồ đo độ sâu luồng lạch, chưa hoàn tất các thủ tục để đăng ký công bố mở cảng. Việc chưa công bố mở cảng khiến các hạng mục công trình, cơ sở hạ tầng bên trong cảng cá Thuận An bỏ phí, được người dân tận dụng làm nơi bỏ ngư lưới cụ và phơi hải sản. Điều đáng nói, trong quá trình làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền công bố mở cảng đối với cảng cá Thuận An, Ban quản lý cảng cá Thừa Thiên Huế mới phát hiện dự án cảng cá này dù xây dựng xong gần 1 năm qua nhưng vẫn chưa có quyết định giao đất và giao mặt nước.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Ban quản lý cảng cá Thừa Thiên Huế cho biết, nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc, trước đây khu đất và mặt nước triển khai dự án cảng cá Thuận An mới thuộc phạm vi quản lý của cảng cá Thuận An cũ, không qua thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng. Dựa trên hiện trạng cũ ổn định, các đơn vị chức năng đã trình và được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét ra quyết định phê duyệt đầu tư dự án cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão. “Sau khi phát hiện ra thiếu sót này, đơn vị đã mời cơ quan chuyên môn về cảng Thuận An để thực hiện đo đạc, xác định lại hiện trạng, diện tích khu đất cảng và mặt nước cảng. Hiện hồ sơ thủ tục xin giao đất, giao mặt nước cảng cá Thuận An đã được Ban gửi Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế và cơ quan liên quan thẩm định. Sau khi thủ tục này hoàn tất mới tiếp tục trình cấp có thẩm quyền xem xét thủ tục công bố mở cảng”, ông Sơn cho hay.

Ngoài thiếu sót thủ tục dẫn đến chưa thể mở cảng, hiện cảng cá Thuận An còn bị bồi lấp luồng lạch khiến tàu cá công suất lớn ra vào cảng gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy hiểm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cảng thiếu bình đồ đo độ sâu luồng lạch. Ông Trương Văn Giang, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (đơn vị quản lý dự án cảng cá Thuận An) cho biết, quá trình xây dựng, đơn vị thi công đã tiến hành nạo vét khu vực neo đậu tàu thuyền, luồng lạch, đảm bảo quy mô để tàu cập bến và xuất bến đạt công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm, tàu có công suất 6.000CV có thể đi vào cảng. Tuy nhiên việc nạo vét dưới mặt nước biển vô cùng phức tạp, khó khăn. Vì thế để xây dựng bình đồ đo độ sâu cảng, hiện các đơn vị đang khẩn trương kiểm tra, rà soát, nạo vét lại những vị trí còn thiếu sót.  Sau khi hoàn thành xây dựng bình đồ đo độ sâu luồng lạch và hoàn tất các thủ tục liên quan sẽ đưa dự án cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão đi vào khai thác, vận hành.

Anh Khoa

Sau 2 ngày xét xử, tối 16/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án sơ thẩm đối với 13 bị cáo trong vụ vi phạm quy định đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (Trung tâm R&D), Công ty T.S.T và các đơn vị liên quan.

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại các chợ truyền thống, siêu thị, hàng hoá dồi dào, phong phú song khách hàng thưa vắng. Theo các tiểu thương, thường mọi năm tầm này bắt đầu nhộn nhịp mua bán nhưng năm nay người dân vẫn trong tình cảnh thắt chặt chi tiêu và kỳ vọng vào tuần cận Tết sức mua sẽ bật tăng.

Mặc dù không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh pháo hoa nhưng vì hám lợi, nhiều đối tượng ở tỉnh Bình Dương vẫn ngang nhiên treo biển “Điểm bán pháo hoa Quốc phòng” và quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, việc mua bán pháo hoa trái phép của các đối tượng đều bị phát hiện, xử lý.

Bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (viết tắt là NXBGD) bị cáo buộc đã nhận hối lộ số tiền 25 tỷ đồng nhưng được Hội đồng xét xử ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ. Trong đó có việc từng giúp cơ quan chức năng làm rõ một số vụ án và đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất hợp pháp.

Ngày 16/1, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 đối tượng về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”, với tổng số tiền 22,5 triệu đồng.

Sáng mai (17/1), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) và 16 bị cáo khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.