Công trình nước sạch hơn 3 tỷ đồng “đắp chiếu”

10:35 14/07/2022

Công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ cho khu trung tâm xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) có tổng mức đầu tư hơn 3,15 tỷ đồng. Tuy nhiên, gần 4 năm nay, công trình đã bỏ hoang, gây lãng phí lớn trong khi người dân phải sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo CAND, công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ cho khu trung tâm xã Tiên Thọ do Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước làm chủ đầu tư, được đầu tư từ năm 2010 với tổng mức đầu tư hơn 3,15 tỷ đồng, số hộ hưởng lợi khoảng 230 hộ tại thôn 2, thôn 3 (xã Tiên Thọ).

Sau khi tiếp nhận công trình nước sạch này, UBND xã Tiên Thọ đã thành lập Tổ quản lý, vận hành và sử dụng công trình nước sạch là Hợp tác xã Sông Tiên.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, công trình nước sạch xã Tiên Thọ liên tục gặp nhiều sự cố, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp do đào đường làm cống rãnh khu trung tâm và làm đường QL40B nên đã làm hư hỏng hệ thống nên từ năm 2018 đến nay, công trình đã bỏ hoang; căn nhà điều hành công trình cỏ dại mọc um tùm, bít cả đường vào.

Công trình nước sạch 3,15 tỷ đồng “đắp chiếu” -0
Khu nhà điều hành công trình nước sạch xã Tiên Thọ cỏ dại mọc um tùm, bít cả đường vào.
Công trình nước sạch xã Tiên Thọ ngừng hoạt động gần 4 năm nay, gây lãng phí lớn.

Qua trao đổi, ông Nguyễn Tấn Ph. (trú thôn 3, xã Tiên Thọ) cho biết, từ năm 2018, khi công trình nước sạch của xã bị hư hỏng, ông đã xin chủ trương để bỏ ra gần 10 triệu đồng cùng một người dân khác sửa chữa công trình nước sạch, vận hành trở lại. Tuy nhiên, chỉ được vài tháng thì công trình tiếp tục hư hỏng, 2 giếng khoan của công trình bị cạn nước nên từ đó, công trình nước sạch xã Tiên Thọ bị bỏ hoang cho đến nay.

Theo ông Ph., ngoài các hộ dân được hỗ trợ đồng hồ nước, hàng chục hộ dân thôn 2, thôn 3 (xã Tiên Thọ) trong giai đoạn đầu phải bỏ ra tối thiểu 700.000 đồng/ hộ để lắp đặt đồng hồ, đường ống nước. Do đó, việc công trình nước sạch bị bỏ hoang khiến người dân rất bức xúc.

Để có nước sinh hoạt, người dân địa phương phải sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn nên nhiều lần người dân đã kiến nghị lên xã để đề xuất cơ quan chức năng sớm sửa chữa, đưa vào hoạt động trở lại công trình nước sạch xã Tiên Thọ, phục vụ cuộc sống của người dân.

Bà Lê Thị Nam, Trưởng thôn 3, xã Tiên Thọ xác nhận việc người dân địa phương rất mong mỏi cơ quan chức năng sớm khôi phục hoạt động công trình nước sạch xã Tiên Thọ để phục vụ nhu cầu nước sạch của hàng trăm hộ dân địa phương, đồng thời tránh lãng phí.

Sau khi tiếp nhận báo cáo của UBND xã Tiên Thọ về thực trạng công trình nước sạch xã Tiên Thọ, ngày 26/5, UBND huyện Tiên Phước đã có tờ trình gửi Chi cục Thủy lợi - Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, trong đó có nêu số tiền dự kiến sửa chữa công trình nước sạch xã Tiên Thọ khoảng 1,7 tỷ đồng. UBND huyện Tiên Phước đề nghị tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 1,53 tỷ đồng, số tiền còn lại do huyện Tiên Phước đảm nhận.

Ngọc Thi

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (20/4), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có nắng nóng, có nơi nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.4 đô, Hòa Bình 39.5 độ, Cao Bằng 39.1 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.2 độ, Ayunpa (Gia Lai) 38.3 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.