Đà Nẵng lập đoàn kiểm tra ngập úng kéo dài tại dự án 1.500 tỷ đồng

17:35 27/11/2024

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng (Ban giao thông) lập đoàn kiểm tra, khẩn trương xác minh phản ánh của người dân về tình trạng quá trình thi công Dự án vành đai phía Tây 1.500 tỷ đồng gây tù đọng, ngập úng kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống người dân tại xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng.

Ngày 27/11, Ban giao thông Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã tiếp nhận thông tin liên quan đến việc thực hiện dự án Vành đai phía Tây gây ngập tại xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng.

Theo đại diện Ban Giao thông, ngay sau khi nhận được phản ánh, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập đoàn kiểm tra để đánh giá về nguyên nhân gây ngập. Qua kiểm tra, xác định việc gây ngập là do người dân đắp đất, lấn dòng chảy khiến nước ứ đọng, tràn vào nhà dân.

Đà Nẵng lập đoàn kiểm tra ngập lụt kéo dài tại dự án 1.500 tỷ đồng -0
Tình trạng ngập úng kéo dài tại đường Vành đai phía Tây đoạn xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. 

Trước đó, UBND xã Hòa Phú có văn bản gửi UBND huyện Hòa Vang cùng các đơn vị liên quan kiến nghị giải quyết phản ánh của người dân về tình trạng ngập lụt kéo dài trên địa bàn. Theo phản ánh, tại khu vực cánh đồng Bàu Đá (thôn Đông Lâm, xã Hoà Phú) sau thời gian mưa kéo dài, nước mưa không thoát dẫn đến tình trạng ứ đọng. Nước tràn vào nhà dân, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và mặc dù đã được phản ánh nhiều lần trong các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng chưa giải quyết.

Lãnh đạo xã Hòa Phú cho rằng, việc thi công Dự án đường Vành đai phía Tây đã khiến nước ứ đọng tại khu vực trên từ đầu mùa mưa đến nay. “UBND xã Hòa Phú đã nhiều lần liên hệ và phản ánh tình trạng nước ứ đọng không thoát được đã diễn ra trong gần 1 tháng nay nhưng hiện tại chưa được xử lý”, văn bản của UBND xã nêu.

Dự án tuyến đường vành đai phía Tây dài 19km, có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2020. Tuy nhiên, dự án này đã trễ hẹn về đích hơn 3 năm.  

Trước phản ánh trên, Ban giao thông Đà Nẵng cho biết khu vực cánh đồng Bàu Đá có diện tích lớn, có thể có nhiều nguyên nhân khiến nước ứ đọng, không thoát được, gây ngập. Do vậy cần lập đoàn kiểm tra, đánh giá cụ thể để đề xuất phương án xử lý.

Lãnh đạo Ban giao thông khẳng định đơn vị thi công đường Vành đai phía Tây theo đúng thiết kế đã phê duyệt. Tuy nhiên, nếu đường Vành đai phía Tây gây ảnh hưởng đến đời sống người dân thì Ban sẽ có biện pháp khắc phục, thay đổi thiết kế.

“Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng ngập úng là do người dân đắp đất, nâng nền gây ngập. Do vậy, Ban đã lập đoàn kiểm tra thực tế, khi có kết quả cụ thể sẽ thông tin cho dư luận được rõ”, lãnh đạo Ban giao thông Đà Nẵng cho hay.

Được biết, tuyến đường vành đai dài 19km, có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, có điểm đầu giao Quốc lộ 14B (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) và điểm cuối đến đường Hồ Chí Minh đoạn xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Dự án này khởi công vào tháng 10/2018, dự kiến hoàn thành cuối năm 2020. Tuy nhiên, dự án này đã trễ hẹn về đích hơn 3 năm. Đến ngày 13/5, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ thông xe tuyến đường Vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14 đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1).

Đến ngày 13/5, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ thông xe tuyến đường Vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14 đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1).

Hoài Thu

Tối ngày 13/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thành Long (SN 1988, trú xã Kiến Thụy) và Nguyễn Văn Tuấn (SN 1983, trú xã Kiến Minh), cùng TP Hải Phòng về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Sáng 12/7, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an phường Liên Chiêu tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH vận tải Minh Khang (tại địa chỉ lô 168A-A8, KDC Vạn Tường, phường Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Qua đó, đã phát hiện một khối lượng lớn hàng hóa nghi nhập lậu hoặc làm giả, hàng kém chất lượng.

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.