Khu du lịch sinh thái văn hóa Buôn Đôn - Đắk Lắk:

Đầu tư hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ hoang, ai chịu trách nhiệm?

09:33 14/01/2015
Khu du lịch sinh thái văn hóa Buôn Đôn (Đắk Lắk) được đầu tư với tổng kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng nhằm biến nơi đây thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, do công tác quản lý buông lỏng, năng lực yếu kém, chỉ trong vòng 9 năm qua (2005-2014) đã để thua lỗ lên đến hơn 70 tỷ đồng.

Là doanh nghiệp Nhà nước, năm 2005, Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê 1.336,7ha rừng để xây dựng, khai thác Khu du lịch sinh thái văn hóa Buôn Đôn trên địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Tính đến ngày 29/8/2011, tổng mức đầu tư vào khu du lịch này lên đến 87,5 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước 62,6 tỷ đồng.

Ngày 12/3/2012, khu du lịch này được cổ phần hóa với tổng vốn lên đến 112 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước 45 tỷ đồng (chiếm 40,8%) do Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk nắm giữ.

Với nguồn đầu tư kể trên, Khu du lịch sinh thái văn hóa Buôn Đôn đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khá quy mô như: Đồi tâm linh, nhà nghỉ dưỡng, lễ tân, khu ẩm thực, khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em, khu bơi thuyền độc mộc trên hồ Cư Minh và hệ thống đường tham quan dã ngoại rừng sinh thái. Thế nhưng, do những yếu kém trong khâu quản lý, điều hành, nên sau khi đi vào hoạt động không được bao lâu, khu du lịch này đã để thua lỗ kéo dài. Tính từ năm 2005 đến ngày 12/3/2012 (thời điểm cổ phần hóa), số tiền lỗ lũy kế lên đến 45 tỷ đồng.

Từ tháng 3/2012, sau khi cổ phần hóa, Khu du lịch sinh thái văn hóa Buôn Đôn được bàn giao cho Công ty CP Thương mại Du lịch Buôn Đôn quản lý, khai thác. Điều đáng nói là từ thời điểm cổ phần hóa, Khu du lịch sinh thái văn hóa Buôn Đôn tiếp tục lâm vào tình trạng “càng hoạt động càng thua lỗ nặng”.

Chỉ tính từ tháng 3/2012 đến tháng 12/2013, số tiền thua lỗ lên đến 26 tỷ đồng, làm mất 32,3% tổng vốn điều lệ. Khấu trừ số tiền thua lỗ theo tỷ lệ góp vốn của các thành viên, thì phần vốn Nhà nước 45 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk đại diện quản lý bị giảm 15 tỷ đồng, chỉ còn 30 tỷ đồng sau chưa đầy hai năm cổ phần hóa.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ma Phương, người giữ cương vị Giám đốc Công ty CP Thương mại Du lịch Buôn Đôn (giai đoạn đầu năm 2013 đến tháng 9/2014), cho biết: “Do làm ăn thua lỗ, công ty không chỉ nợ lương nhân viên, nợ tiền bảo hiểm xã hội mà ngay cả giám đốc như tôi cũng bị nợ lương. Đến thời điểm khu du lịch đóng cửa, tôi rời khỏi cương vị giám đốc, thì công ty nợ tôi 4 tháng lương, mỗi tháng 13 triệu đồng!”.

Kể từ tháng 9-2014, sau khi khu du lịch đóng cửa, Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk đã phải thuê 5 người và giữ lại 3 bảo vệ của Công ty CP Thương mại Du lịch Buôn Đôn làm nhiệm vụ bảo vệ tài sản. Anh Y Danh, một trong ba bảo vệ làm việc không lương ở khu du lịch này, cho biết: “Từ năm 2012 đến nay, do không có nguồn thu nên mỗi năm công ty nợ cán bộ, nhân viên 7-8 tháng lương. Kể từ khi khu du lịch đóng cửa, tình trạng mất trộm tài sản thường xuyên xảy ra. Nhà cửa và các công trình xây dựng bị xuống cấp nghiêm trọng do bà con địa phương đưa gia súc vào khu du lịch chăn thả!”.

Những ngày đầu tháng 1/2015, đi một vòng quanh khu du lịch được đầu tư hơn trăm tỷ đồng bị bỏ hoang nhiều hạng mục, công trình xây dựng đã xuống cấp trầm trọng mà chúng tôi không khỏi xót xa. Từ cổng vào đến khu đồi tâm linh, nhà cửa để cho dây leo, cỏ mọc; một số nhà nghỉ dưỡng bị đổ sập; khu vui chơi dành cho trẻ em để rêu phong; hệ thống nhà dừng chân bên hồ Cư Minh hoang tàn; khu vực phục vụ khách tham quan rừng sinh thái biến thành bãi chăn thả trâu, bò.

Trong quá trình tìm hiểu lấy tư liệu về bài viết này, chúng tôi còn phát hiện không chỉ khu du lịch bị bỏ hoang mà còn để tình trạng phá rừng trong khu du lịch diễn ra trong suốt một thời gian dài. Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Văn Xanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, cho rằng: “Khu du lịch bỏ hoang không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống người dân trong vùng, như mất việc làm, giảm thu nhập, mà còn ảnh hưởng xấu đến thương hiệu du lịch Buôn Đôn, thất thoát tài sản Nhà nước, để tài nguyên rừng sinh thái bị khai thác vô tội vạ. Trước thực trạng trên, ngày 22/10/2014, UBND huyện Buôn Đôn có Văn bản số 938/UBND-NNNT, kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk thu hồi rừng, đất rừng hiện Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk đang quản lý ở khu du lịch này, để giao cho đơn vị khác có đủ năng lực quản lý, bảo vệ”.
Được đầu tư hoành tráng với số tiền hàng trăm tỷ đồng nhưng nay khu du lịch buộc phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ.

Ngoài ra, qua điều tra cho thấy, Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk còn thiếu trách nhiệm trong quản lý giám sát, để cho đối tác góp vốn là Công ty TNHH Huỳnh Phước tự ý xây dựng thêm một số công trình trong khu du lịch với tổng kinh phí hơn 14,7 tỷ đồng nhưng không có chủ trương, không có hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có hợp đồng xây dựng, vi phạm Điều 72, Điều 87 Luật Xây dựng.

Trước những thực tế trên, dư luận đang đặt ra rằng ai là người phải chịu trách nhiệm trước việc làm ăn thua lỗ ở Khu du lịch sinh thái văn hóa Buôn Đôn, làm thất thoát nguồn vốn Nhà nước, tài nguyên rừng bị chảy máu và lãng phí tiềm năng du lịch? Có lẽ câu hỏi này chỉ có cơ quan chức năng địa phương mới có câu trả lời thỏa đáng.

Văn Thành - Bình Định

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

Ngày 28/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa có vừa có thêm một ca mắc bệnh sởi tử vong. Đây là ca bệnh tử vong thứ 3 do mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong năm nay…

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Do vị trí rất đẹp - cạnh sân golf và khu du lịch Bà Nà Hills, giá lại khá mềm nên dù hạ tầng chưa hoàn thiện, hàng trăm nền tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh chóng có chủ, được cấp sổ hẳn hoi. Đối chiếu với chủ trương ban đầu của chính quyền thành phố, PV Báo CAND thật sự giật mình khi nhận thấy có khá đông người từ địa phương khác cách dự án cả nghìn cây số như tận TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Nội, thậm chí là Thái Nguyên, Hải Phòng… cũng tranh thủ được khá nhiều suất nền đẹp ở đây với tổng diện tích đất thổ cư được tính bằng… “hécta”. Một trường hợp “đúng đối tượng” nhưng sở hữu hàng loạt lô nền… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文