Đoàn khảo sát thuộc Bộ TN&MT lấy mẫu tại giếng khoan tự phun

12:20 01/08/2024

Sau khi Báo CAND phản ánh, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đến lấy mẫu tại giếng khoan tự phun nước để kiểm tra, xác định thành phần bên trong.

Sáng 1/8, ông Đinh Văn Dũng - Bí thư huyện ủy Chư Prông, tỉnh Gia Lai cho biết đã đi kiểm tra và ghi nhận giếng khoan của người dân vẫn đang phun nước, chưa có dấu hiệu giảm.

Cũng theo ông Dũng, trong sáng nay, Đoàn công tác thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đến làng Klă, xã Ia Kly, huyện Chư Prông để lấy mẫu nước, khí để kiểm tra, phân tích các thành phần thu thập được nhằm đưa ra các khuyến cáo phù hợp.

Cột nước cao hàng chục mét xuất hiện sau các trận động đất.

Tại buổi đi thực tế, địa phương đã đề nghị đoàn sớm kết luận đối với các mẫu thu thập được để xác định nước và khí phun ra từ giếng khoan có độc hại, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân hay không. Từ đó, địa phương sẽ có các giải pháp phù hợp, đảm bảo cuộc sống người dân. Trường hợp các mẫu nước và khí không có ảnh hưởng, địa phương sẽ triển khai biện pháp tận dụng nguồn nước này để phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Cán bộ chuyên môn lấy mẫu tại giếng khoan để kiểm tra.

Như CAND Online đã phản ánh, vào lúc 12h ngày 30/7, tại giếng khoan của hộ ông Đàm Xuân Hòa (trú làng Klă, xã Ia Kly, huyện Chư Prông) có hiện tượng mạch nước ngầm tự phun lên khỏi mặt đất với áp lực mạnh, tạo thành cột nước cao hàng chục mét và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Người dân cho biết giếng nước này là giếng cũ, trước đây đã khoan 1 lần với độ sâu hơn 100m nhưng không có nước. Tuy nhiên, sau các trận động đất tại tỉnh Kon Tum ngày 28/7, gia đình phát hiện giếng khoan này có hiện tượng xì khí nên tiến hành kiểm tra thì thấy khí và nước phụt mạnh lên cao.

Chí Hào

Bụi đã lắng xuống ở Dnipro sau đòn tập kích gây sửng sốt của Nga bằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik. Thiệt hại hữu hình mà nó gây ra có thể không lớn, nhưng việc một loại vũ khí khác biệt như Oreshnik tham gia chiến đấu thực tế ngay trên lục địa châu Âu là lời cảnh báo của Moscow về những "lằn ranh đỏ" và có thể sẽ tác động đến cấu trúc an ninh khu vực trong nhiều thập niên tới.

Chiều 11/12, Học viện CSND đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư (PGS) ngành Khoa học An ninh năm 2024. Trung tướng, GS. TS Trần Minh Hưởng, Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học An ninh, Giám đốc Học viện CSND chủ trì buổi lễ.

Chiều 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Thị Bảy (SN 1976, trú phường 7, TP Vũng Tàu) về tội “Hành hạ người khác”. Quyết định khởi tố, bắt tạm giam đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.

Bị can Nguyễn Thanh Bình (cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Sai phạm của bị can Bình thể hiện qua việc tạo điều kiện cho Công ty Trung Hậu 68 được cấp phép khảo sát, thăm dò mỏ cát theo hình thức chỉ định không thông qua đấu giá; chỉ đạo cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp không đúng với chủ trương, mục tiêu ban đầu của dự án...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文