Hơn 7ha đất bị biến dạng trong quá trình khai thác quặng sắt

08:21 03/09/2024

Hành vi này của Công ty TNHH Hai thành viên Khoáng sản Kim Phát (Công ty Kim Phát) đã bị UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt 120 triệu đồng. Đồng thời, UBND tỉnh Thanh Hoá cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án khắc phục hậu quả, khôi phục lại hiện trạng đất như ban đầu trước khi vi phạm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 13/8/2015, Công ty Kim Phát (Địa chỉ tại xã Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá) được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác mỏ quặng sắt số 325/GP-UBND tại làng Đầm, xã Lương Nội, huyện Bá Thước với diện tích khai thác 25,4ha; trữ lượng khai thác là 115.286 tấn quặng sắt, công suất khai thác 7.600 tấn/năm, phương pháp khai thác lộ thiên. Tuy nhiên, từ khi được cấp phép đến năm 2022, Công ty Kim Phát không hoạt động liên tục, chỉ đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 công ty này mới tiến hành khai thác và chế biến làm giàu quặng.

Cũng từ thời điểm này, có nhiều thông tin phản ánh đến các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá về một số vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình khai thác khoáng sản tại đây. Biên bản kiểm tra ngày 1/2/2024 của đoàn liên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa chủ trì cho thấy, tại khu vực chế biến của Công ty Kim Phát có một dây chuyền sản xuất, tuyển quặng và 3 hồ chứa chất bùn thải, diện tích hồ khoảng 6.000m2, nằm trong diện tích đã được chuyển đổi sang đất sản xuất kinh doanh do bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh đứng tên, tuy nhiên, công ty chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê đất theo quy định.

7-khai-thac-quang.jpg -0
Hoạt động khai thác quặng của Công ty Kim Phát diễn ra trên núi cao.

Đoàn kiểm tra yêu cầu Công ty Kim Phát dừng việc chế biến khoáng sản tại khu vực đất của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn thiện hồ sơ thuê đất theo quy định.

Căn cứ theo báo cáo số 25/BC-UBND ngày 3/5/2024 (kèm biên bản vi phạm hành chính) và tờ trình số 118/TTr-UBND ngày 8/4/2024 của UBND huyện Bá Thước, ngày 7/5/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định xử phạt hành chính số 1823/QĐ-UBND đối với Công ty Kim Phát. Cụ thể, Công ty Kim Phát đã bị xử phạt 120 triệu đồng vì đã có hành vi hủy hoại diện tích đất (làm biến dạng địa hình đất) với tổng diện tích là 7,09ha; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Phía Công ty Kim Phát lý giải, trước đây hệ thống sàng tuyển quặng được đơn vị lắp đặt tại xã Điền Lư, huyện Bá Thước. Tuy nhiên, do việc vận chuyển quặng thô từ mỏ về nơi chế biến xa, dẫn đến gia tăng chi phí trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Công ty Kim Phát đã chuyển sang khu đất nằm sát bên cạnh (khu đất nhà bà Hạnh nói trên) để lắp đặt toàn bộ hệ thống sàng tuyển và tiến hành hoạt động.

Bên cạnh việc vi lắp đặt hệ thống dây chuyền tuyển quặng, đào 3 hồ chứa chất bùn thải trái phép trên đất bà Hạnh, Công ty Kim Phát còn tập kết một lượng lớn quặng trái phép tại đây. Từ thời điểm tháng 3/2024, Công ty Kim Phát đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xin dọn dẹp và tận thu số quặng đã tập kết. Tuy nhiên, đến ngày 7/5/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Văn bản số 6269/UBND-CN không chấp thuận cho Công ty Kim Phát tận thu số quặng trên. Sau khi Công ty Kim Phát tiếp tục có văn bản kiến nghị thì ngày 22/5/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao các đơn vị liên quan nghiên cứu nội dung đề nghị trên, báo cáo, đề xuất nội dung vượt thẩm quyền với Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Trả lời báo chí, ông Trương Ngọc Hoàng - Chủ tịch UBND xã Lương Nội, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa xác nhận, Công ty Kim Phát đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt 120 triệu đồng vì làm biến dạng hơn 7ha đất trong quá trong quá trình khai thác quặng sắt. Theo ông Hoàng, do Công ty Kim Phát đào bới, thay đổi hiện trạng đất trên núi cao nên khó có thể khôi phục lại hiện trạng ban đầu theo yêu cầu của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Tại thời điểm phóng viên có mặt ghi nhận, trên diện tích 7ha đất đứng tên bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh do Công ty Kim Phát làm biến dạng vẫn nham nhở vết đào bới. Công ty Kim Phát chưa khắc phục hậu quả, khôi phục lại hiện trạng đất như ban đầu trước khi vi phạm.

Trần Thắng

Báo chí Việt Nam và thế giới đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có về phương thức, cách thức làm nghề. Công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Cuộc khủng hoảng biểu tình tại Los Angeles trong tháng 6/2025 đã vượt khỏi khuôn khổ của một sự kiện đơn lẻ, trở thành phép thử mới đối với nền dân chủ Mỹ, khi những giới hạn về quyền lực liên bang, vai trò của quân đội trong nội trị và các chuẩn mực pháp quyền một lần nữa được đưa lên bàn cân trong bối cảnh nhạy cảm chính trị.

Sau nhiều năm tồn tại, phố "cà phê đường tàu" không chỉ thu hút du khách đến trải nghiệm mà còn nhận được sự quan tâm của dư luận với mô hình du lịch này. Tuy nhiên, nó đặt ra những thách thức về công tác giữ gìn trật tự đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn đường sắt. Các lực lượng chức năng từ CSGT đến Công an cơ sở vẫn đang phải căng mình tuần tra, nỗ lực đảm bảo TTATGT đường sắt, trật tự đô thị (TTĐT) tại khu vực phố "cà phê đường tàu".

Giữa những dòng tít dồn dập về tên lửa, không kích, trả đũa và những tuyên bố cứng rắn, có một sự thật phổ quát thường bị lu mờ: ở mọi cuộc xung đột, người dân luôn là nạn nhân chịu tổn thất nặng nề nhất. Tiêu đề “Chỉ khổ người dân” không phải là khẩu hiệu bi quan, mà là bản cáo trạng chính xác về thực tại đang diễn ra khắp Trung Đông.

Không dễ để thuyết phục cầu thủ Việt kiều trình độ cao về thi đấu cho ĐT Việt Nam, nhất là khi họ có sự lựa chọn tốt hơn ở môi trường nước ngoài. Nhưng cũng chẳng dễ để các CLB V.League chi tiền, chờ đợi cơ hội phát triển từ cầu thủ Việt kiều trẻ tiềm năng.

Nằm trong Kế hoạch triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg và Chỉ thị số13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước, qua giám sát hoạt động kinh doanh tại Trung tâm Thương mại Saigon Square, Tổ công tác Phòng Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tiếp tục phát hiện và xử phạt 2 hộ kinh doanh túi, ví, sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Gần 400 sản phẩm đã bị thu giữ tại 2 hộ kinh doanh này.

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên vươn mình, Chính phủ xác định thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ là công cụ tiện ích mà là một mắt xích quan trọng của nền kinh tế số. Trên đây là thông tin tại hội thảo "Thanh toán không tiền mặt - Động lực tăng trưởng kinh tế số" tổ chức ngày 14/6 ở TP Hồ Chí Minh, do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Không tiền mặt năm 2025. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Một sáng tháng 6, trong tiết trời âm u, chúng tôi cùng Trung tá Rah Lan Tuấn Phương, Phó Đội trưởng Đội An ninh dân tộc, Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh Gia Lai và Trung tá Lê Trọng Vũ,  Trưởng Công an xã Ia Hla, Chư Pưh, Gia Lai đến thăm vợ chồng ông Rmah Bi, 53 tuổi ở làng Dư Keo, xã Ia Hla. Nhà chỉ có hai vợ chồng già nhưng hai năm trước, ông Bi trốn sang Thái Lan, bỏ mặc bà vò võ trong căn nhà nhỏ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/6, khu vực Bắc Bộ đã có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38.4 độ, TP Hòa Bình (Hòa Bình) 38 độ, TP Lào Cai (Lào Cai) 37.7 độ, Bắc Mê (Hà Giang) 39.1 độ, Hàm Yên (Tuyên Quang) 37.2 độ, Bảo Lạc (Cao Bằng) 37.2 độ, Láng (Hà Nội) 37.1 độ, Chí Linh (Hải Dương) 37.2 độ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.