Kết quả kiểm tra mẫu nước - khí tại giếng khoan tự phun ở Gia Lai

17:29 21/08/2024

Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung đã đưa ra các thông tin, nhận định ban đầu nguyên nhân vụ giếng khoan tự phun nước - khí tại Gia Lai.

Ngày 21/8, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung (thuộc Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia) đã có báo cáo kết quả khảo sát lỗ khoan tự phun tại xã Ia Kly, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Cột nước cao hàng chục mét xuất hiện sau các trận động đất.

Theo đơn vị này, lưu lượng nước trong hỗn hợp nước - khí tại giếng khoan tự phun là khoảng 0,2 - 0,3 lít/giây. Kiểm tra tại hiện trường (nếm trực tiếp) thấy nước có vị the, hơi ngọt, nước trong, nhiệt độ bình thường, không có mùi.

Kết quả đo đạc hiện trường và phân tích mẫu nước cho thấy, nước có chất lượng khá tốt, hầu hết các thông số phân tích nằm trong giới hạn cho phép của nước ngầm theo quy chuẩn. Nước thuộc loại khoáng hóa thấp - khoáng silic, nhiệt độ bình thường, hàm lượng các nguyên tố khoáng còn lại (Fe, F, As) nằm dưới giới hạn định danh nước khoáng. Chất lượng nước và khí chưa ghi nhận các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị) của các thành phần nguy hại đến sức khỏe con người.

Từ kết quả khảo sát và thu thập thông tin, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung nhận định, hiện tượng hỗn hợp nước - khí tự phun tại giếng khoan xảy ở thời điểm khá lâu (2 ngày) sau thời điểm xảy ra các trận động đất mạnh ở Kon Tum nên rất ít có khả năng liên hệ với nhau.

Chính quyền địa phương căng dây cảnh báo, hạn chế người dân đến gần.

Khí tự phun lên mặt đất có thể do quá trình khoan giếng đã chạm đến chiều sâu phân bố của một túi khí (độ sâu 186m trở xuống). Nguồn gốc, đặc điểm khí chưa xác định chính xác, cần được nghiên cứu chi tiết bằng các nghiên cứu chuyên sâu. Nước trong hỗn hợp nước - khí có thể là đồng hành trong mỏ hoặc nước trong lỗ khoan ở phần trên của mỏ khí.

Cũng theo đơn vị này, nước trong lỗ khoan có nguồn gốc cung cấp từ nước mưa, thông qua quá trình cung cấp ngấm trực tiếp từ trên mặt đất, qua các tầng đất đá thấm nước/thấm nước yếu; ít có khả năng là nước chôn vùi (đồng hành) trong các mỏ ở các cấu trúc nằm sâu bên dưới lòng đất hoặc các nguồn gốc nội sinh khác.

Tuy nhiên, Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung cho rằng đây chỉ mới là các nhận định ban đầu, dựa vào kết quả khảo sát nhanh; các kết luận chính xác cần được dựa trên các thí nghiệm, khảo sát chuyên sâu khác.

Như CAND Online đã phản ánh, vào lúc 12h ngày 30/7, tại giếng khoan của hộ ông Đàm Xuân Hòa (trú làng Klă, xã Ia Kly, huyện Chư Prông) có hiện tượng mạch nước ngầm tự phun lên khỏi mặt đất với áp lực mạnh, tạo thành cột nước - khí cao hàng chục mét.

Cơ quan chuyên môn lấy mẫu tại giếng khoan để kiểm tra.

Người dân cho biết giếng nước này là giếng cũ, trước đây đã khoan 1 lần nhưng không có nước. Tuy nhiên, sau các trận động đất tại tỉnh Kon Tum ngày 28/7, gia đình phát hiện giếng khoan này có hiện tượng xì khí nên tiến hành kiểm tra thì thấy nước - khí phụt mạnh lên cao.

Đến thời điểm hiện tại, tại giếng khoan này vẫn đang ghi nhận hiện tượng nước - khí tự phun ra từ giếng khoan. Đáng chú ý, áp lực nước - khí phun ra không thay đổi so với thời điểm mới xảy ra hiện tượng này.

Chí Hào

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái đã xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, gây thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Hàng trăm CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Tây Bắc, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã có mặt tại các phường Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Bình Minh (thuộc tỉnh Lào Cai) và thị trấn Thác Bà, thị trấn Đại Minh (thuộc tỉnh Yên Bái) tiếp tục hỗ trợ chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả sau bão, mưa lũ, sạt lở đất. 

Với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an” Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động CBCS phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang và các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ nhân dân tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Tối 10/9, Sở GTVT Hà Nội cho biết, do nước sông dâng cao, để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, đơn vị sẽ tiến hành cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng lưu thông qua cầu Đuống, tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Lực lượng chức năng bắt đầu cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên. Các phương tiện có nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu: Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Ngày 10/9, khi đi xe buýt tuyến 101A (Bến xe Giáp Bát - Vân Đình) của Trung tâm Tân Đạt (Transerco), một nữ hành khách đã bỏ quên số tiền khoảng 150 triệu đồng trên xe. Nhân viên xe buýt đã phát hiện và bàn giao lại cho chủ nhân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文