Lâm tặc rải đinh bẫy lực lượng bảo vệ rừng

15:31 09/05/2023

Thời gian gần đây, trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng cũng như truy đuổi lâm tặc phá rừng, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Quảng Sơn,huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã liên tiếp dính bẫy chông bằng đinh bị thương. Thậm chí lâm tặc còn hung hãn đốt cả lán trại…

Đêm 1/5, một Tổ công tác của Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1, thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn (Công ty Quảng Sơn) tổ chức tuần tra bảo vệ rừng tại khoảnh 2, Tiểu khu 1644 thì phát hiện một nhóm lâm tặc đang tổ chức cắt gỗ, gom dọn cây rừng đã bị chặt hạ trước đó.

Ngay lập tức, tổ tuần tra liền áp sát để phục bắt các đối tượng. Tuy nhiên, trong khi tiến gần đến hiện trường, một số nhân viên trong tổ tuần tra đã liên tiếp đạp phải bẫy đinh tự chế của các đối tượng cài trước đó. Lợi dụng điều này, nhóm lâm tặc đã hô hoán nhau bỏ chạy vào rừng trốn thoát.

Một nhân viên bảo vệ rừng bị thương khi dẫm phải bẫy đinh của lâm tặc.

Ngay sau khi nhóm lâm tặc bỏ trốn, tổ tuần tra đã tiến hành kiểm tra xung quanh khu vực khoảnh 2, Tiểu khu 1644 và đã phát hiện hàng chục chiếc bẫy đinh khác. Loại bẫy này được lâm tặc thiết kế bằng cách mài đinh nhọn sau đó đóng xuyên qua một tấm ván, rải nguỵ trang trên các tuyến đường tuần tra. Nếu không để ý, nhất là vào ban đêm rất dễ dẫm phải. Đã có rất nhiều cán bộ, nhân viên bị thương khi đi tuần tra dẫm phải loại bẫy đinh này.

Những chiếc bẫy đinh được lâm tặc rải trong rừng để bẫy nhân viên bảo vệ rừng.

Ông Đinh Văn Nam, Giám đốc Công ty Quảng Sơn cho biết, việc lâm tặc rải bẫy đinh không chỉ gây nguy hiểm cho lực lượng bảo vệ rừng mà còn gây nguy hiểm cho người dân đi lại làm nương rẫy trong vùng. “Khu vực Tiểu khu 1644 trước đây được giao cho HTX Nông nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Hợp Tiến thực hiện dự án nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai dự án không hiệu quả, UBND tỉnh đã thu hồi, giao lại cho công ty quản lý. Từ khi bàn giao thực địa, tình trạng phá rừng nơi đây đã giảm rõ rệt”, vị lãnh đạo này thông tin.

Một lán trại của lực lượng bảo vệ rừng bị đốt.

Tuy tình trạng phá rừng nơi đây không còn rầm rộ như trước nhưng sự liều lĩnh, thủ đoạn của một số nhóm lâm tặc vẫn còn khá manh động. Vào tối 29/4, lợi dụng tổ tuần tra bảo vệ rừng lưu động đang tổ chức tuần tra tại 2 Tiểu khu 1660 và 1661, một nhóm lâm tặc đã lẻn vào đốt một lán trại, rạch phá hư hỏng một lán trại khác.

Được biết, thời gian gần đây, lâm phần quản lý của Công ty Quảng Sơn là một trong số những “điểm nóng” ở Đắk Nông về công tác quản lý bảo vệ rừng. Chỉ trong những tháng đầu năm 2023, đã có gần 50 vụ vi phạm lâm luật được phát hiện. Các đối tượng sẵn sàng gây thương tích, hủy hoại tài sản của công ty. Trong khi đó, chức năng và quyền hạn của lực lượng quản lý bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, chủ yếu dừng lại ở việc phát hiện và ngăn chặn nên không có tính răn đe. "Rất mong lực lượng chức năng sớm vào cuộc, xử lý các vụ việc đúng quy định. Có như vậy, tính mạng, tài sản của công ty mới bảo đảm an toàn và lực lượng quản lý bảo vệ rừng mới yên tâm hơn khi thực thi công vụ”, ông Nam kiến nghị.

Và một lán trại khác bị rạch hư hỏng.

Một lãnh đạo UBND huyện Đắk GLong cho biết, huyện đã tiếp nhận thông tin liên quan tới vụ việc và đang chỉ đạo lực lượng Công an, Kiểm lâm xác minh, điều tra, xử lý đối tượng liên quan. UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, quản lý đất đai trên địa bàn, nhất là tại “điểm nóng”.

Nhiều diện tích rừng trên địa bàn Quảng Sơn bị chặt phá nhìn từ trên cao.

Công ty Quảng Sơn hiện được giao quản lý, bảo vệ gần 15.000ha rừng, đất rừng tại 2 xã Quảng Sơn và Quảng Hòa, huyện Đắk G’long, trong đó có gần 7.000ha là đất “không có rừng” do bị người dân lấn chiếm, chặt phá làm nương rẫy trong suốt một thời gian dài.

Văn Thành

“Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp cho thấy sự gắn bó sâu sắc của Việt Nam với cộng đồng Pháp ngữ, đồng thời khẳng định Việt Nam rất coi trọng quan hệ song phương với Pháp", Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet nhấn mạnh.

Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới. Để hiểu rõ hơn về những nội dung cơ bản và những điểm mới mà dự thảo luật đề cập nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác PCCC và CNCH hiện nay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Hoàng Ngọc Huynh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an.

Tại các địa phương trong cả nước không tồn tại các cơ sở băm gỗ dăm trái phép thì ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, các cơ sở băm gỗ dăm trái phép mọc lên như nấm sau mưa, trong đó Nghệ An chiếm số lượng lớn nhất và “công khai” nhất. Ai đã đứng sau “chống lưng” cho các cơ sở này hay chính quyền và các cơ quan chức năng bất lực?

Sau một thời gian tạm lắng, chiêu lừa thông qua “tặng quà tri ân” gần đây lại rộ trở lại theo kiểu “bình mới, rượu cũ”. Các đối tượng giả mạo nhân viên các sàn thương mại điện tử, hệ thống siêu thị và một số thương hiệu để gọi điện thoại thông báo và gửi quà tặng quà tri ân miễn phí. Sau đó, từng bước tiếp cận và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nạn nhân thông qua hình thức làm nhiệm vụ online.

Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoàn thiện, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 tới đây. Theo đó, nhiều “nút thắt” trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được kỳ vọng sẽ được tháo gỡ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文