Nỗ lực cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

08:25 14/04/2024

Mùa khô năm nay xâm nhập mặn xuất hiện sớm, duy trì cao và liên tục. Nhiều kênh rạch, ao hồ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cạn nước. Nhiều địa phương xảy ra tình trạng thiếu nguồn nước sinh hoạt cục bộ. Ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, những ngày qua, lực lượng Công an và các nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ cấp phát miễn phí nước sinh hoạt cho người dân trong vùng chịu ảnh hưởng bởi hạn mặn.

Tiền Giang là tỉnh đầu tiên của ĐBCSL công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông. Tiền Giang có 6 vùng dự án thủy lợi chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, gồm: Vùng dự án ngọt hoá Gò Công, vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông, vùng dự án Bảo Định mở rộng sang vùng kiểm soát lũ; dự án Đông - Tây Ba Rài, dự án Cái Bè Trà Lọt và 2 khu vực cù lao xã Tân Phong, cù lao xã Ngũ Hiệp thuộc huyện Cai Lậy. Trong đó, vùng dự án thủy lợi khép kín vùng dự án ngọt hoá Gò Công và vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông nằm ở khu vực phía Đông, nguồn nước trên kênh nội đồng bị khô cạn do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Hiện nay đã vào đỉnh điểm mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nguồn nước tại các kênh, ao nội đồng đã cạn kiệt. Đa số các trạm cấp nước đang hoạt động cấp nước bình thường, một số trạm do thiếu nguồn nước thô nên giảm công suất sản xuất hoặc ngưng sản xuất phát nước, dẫn đến khu vực các huyện thị phía Đông thiếu hụt khoảng 25.000m3/ngày đêm.

Cụ thể, các ao chứa nước: Ao Tham Thu, ao Gia Thuận, ao Bình Tân, Long Bình,... đã cạn nước nên các trạm phải ngừng sản xuất. Các ao chứa tại Nhà máy nước Gò Công Tây, ao Tân Thành, ao Vàm Láng, ao Tân Đông đã gần cạn, phải giảm sản xuất để duy trì. Khu vực huyện Gò Công Tây chỉ còn sản xuất được ở các trạm cặp Kênh 14 là Trạm Vĩnh Hưu, Trạm K7.

Ông Lê Thanh Đằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông cho biết, độ mặn sông Tiền, sông Cửa Trung tăng cao, các kênh nội đồng cạn kiệt, nhiễm phèn mặn không còn khả năng cung cấp vào các ao và phục vụ sản xuất. Nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông chủ yếu dựa vào ao Phú Thạnh, Tân Thới và Nhà máy nước BOO Đồng Tâm. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện là 10.207m3, trong khi đó ao Phú Thạnh chỉ còn khả năng cung cấp 500m3/ngày đêm và đến ngày 11/4 là cạn nguồn. Ao Tân Thới khả năng cung cấp 2.000m3/ngày đêm và dự kiến đến ngày 23/4 là cạn nguồn. Còn Nhà máy nước BOO Đồng Tâm cung cấp 6.000m3/ngày đêm. Nguồn nước phục vụ thực tế cho toàn huyện là 8.500m3, còn thiếu khoảng 1.770m3/ngày đêm.

Công an tỉnh Tiền Giang cấp phát nước ngọt miễn phí tặng người dân.

Ghi nhận dọc theo tuyến quốc lộ 50, hướng từ TP Mỹ Tho đến thị xã Gò Công và các hướng rẽ về huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông, hằng ngày có rất nhiều xe tải, xe ba gác chở bồn chức nước với dòng chữ “xe chở nước sạch từ thiện” phục vụ người dân. Có mặt tại điểm lấy nước ngọt trước trụ sở UBND xã Gia Thuận (huyện Gò Công Đông), rất nhiều người dân xếp hàng thay phiên chờ lấy nước ngọt về sinh hoạt. Ông Trần Anh Tuấn (ngụ ấp 2, xã Gia Thuận) cho biết, gia đình có 8 người nên mỗi ngày phải đi lấy nước từ 2 - 3 lần. “Nhờ có cây nước công cộng nên mới có nước sinh hoạt nhưng nguồn nước hạn chế, việc sử dụng nước cũng rất tiết kiệm”, ông Tuấn nói.

Ông Lê Quốc Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Thuận cho biết: Toàn xã có 1.700 hộ với khoảng 8.000 nhân khẩu. Những ngày qua, 19 tuyến kênh trên địa bàn đã cạn nước. Để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, xã mở 5 điểm lấy nước công cộng để người dân đến lấy nước miễn phí. “Ngoài các vòi nước công cộng, xã bố trí khoảng 10 thành viên dùng xe chở nước đến tận nhà hỗ trợ miễn phí các hộ người già, neo đơn, khó khăn. Những ngày qua, các nhà hảo tâm cũng vận chuyển nước miễn phí về xã để cung cấp cho người dân”, lãnh đạo UBND xã Gia Thuận nói.

Tại xã Kiểng Phước (huyện Gò Công Đông), những ngày qua, bà Nguyễn Thị Thu cùng bà con trong xóm thay phiên nhau ra vòi nước công cộng tại ấp Cầu Xây để hứng nước ngọt vào can và mang về sử dụng. Ông Nguyễn Tấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Kiểng Phước chia sẻ: “Ngoài các vòi nước công cộng, người dân còn tiếp nhận nguồn nước sạch của lực lượng Công an và các nhà hảo tâm chở đến cấp phát miễn phí. Theo dự báo, còn khoảng một tháng nữa khi mùa mưa bắt đầu đến thì mới khắc phục được tình trạng thiếu nước ngọt”.

Trong chuyến kiểm tra thực tế tình hình cấp nước sinh hoạt tại các huyện phía Đông, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu chính quyền địa phương vận động, chỉ đạo đoàn thanh niên hỗ trợ vận chuyển nước sinh hoạt cho các gia đình chính sách, người già neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi chở nước.

Các xã, thị trấn ở các huyện, thị phía Đông đều đã tổ chức lực lượng, phương tiện vận chuyển nước đến cấp nước miễn cho các hộ neo đơn, người già, không có điều kiện đi lấy nước ở các vòi, bồn nước công cộng. Các nhà hảo tâm bằng các phương tiện thủy bộ (sà lan, xe bồn, xe chở nước các loại) đã vận chuyển nước ngọt đến phát miễn phí tại điểm tập trung dân cư, trung tâm xã, trạm y tế xã và tận nhà các hộ dân nghèo, neo đơn. Việc này góp phần không nhỏ trong giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt hiện nay trên địa bàn các huyện, thị phía Đông.

Công ty cấp nước Tiền Giang đã điều tiết cấp nước theo ngày, theo khu vực để đáp ứng nhu cầu dùng nước cho người dân và phối hợp với UBND các huyện, thị xã phía Đông mở vòi nước công cộng tại các khu vực khó khăn, thiếu nước để người dân đến lấy miễn phí. Tỉnh Tiền Giang đã mở đã mở hơn 110 vòi, tổng lượng nước đã cấp đến nay hơn 6.500m3, đồng thời trang bị, vận chuyển 63 bồn chứa nước cấp nước miễn phí cho người dân một số khu vực thiếu nước ở cuối nguồn đặt tại 40 điểm có nhu cầu lấy nước để cấp nước miễn phí cho người dân.

Công an Tiền Giang chở nước ngọt cấp miễn phí

Thực hiện Công điện của Bộ Công an về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và giúp đỡ nhân dân, từ ngày 10/4, Ban Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang phát động chương trình “Nghĩa tình ngày hạn mặn” đến toàn bộ CBCS. Trong ngày đầu tiên, Công an tỉnh Tiền Giang huy động 2 xe bơm nước chữa cháy, 2 xe bồn chở nước chữa cháy được vận dụng để vận chuyển nước ngọt đến cấp phát miễn phí tặng người dân tại các xã Bình Ân, Kiểng Phước, Phước Trung, Tân Thành (huyện Gò Công Đông).

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải cứu hộ giao thông 118 Tiền Giang và Công ty TNHH Cơ khí vận tải Thuận Thành Phong, đưa 3 xe bồn vận chuyển nước sinh hoạt đến với người dân bị ảnh hưởng bởi hạn mặn vùng ven biển Gò Công.

Bà Tạ Thị Thanh (người dân ngụ ấp Bồ Đề, xã Kiểng Phước) bày tỏ niềm xúc động khi hay tin lực lượng Công an chở nước sạch đến tận nơi cấp phát miễn phí. “Lúc hay tin, tôi lật đật chạy đến điểm cấp phát nước rồi mới nhớ là quên mang dép”, bà Thanh nói. Còn ông Nguyễn Hữu Đức, Trưởng ấp Xóm Tựu (xã Kiểng Phước) cho biết: “Ngành Công an đến cấp phát nước, chia sẻ với người dân trong mùa hạn mặn nên ai nấy cũng vui mừng”.

Thượng tá Ung Văn Quang, Phó Trưởng phòng Công tác đảng và công tác chính trị cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc, Công an các đơn vị, địa phương đã phát động phong trào đến toàn thể CBCS, tranh thủ các nguồn lực để triển khai chương trình và thực hiện xuyên suốt đến hết mùa hạn mặn để chia sẻ khó khăn, động viên người dân hạn mặn”.

Văn Vĩnh

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文