Quảng Nam sẽ di dời người dân “ốc đảo” Long Thạnh Tây vào đất liền

14:33 11/02/2022

Long Thạnh Tây là một doi đất nằm giữa sông Trường Giang, thuộc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Đến nay, thôn này vẫn “3 không” (không cơ sở y tế, không trường học, không nước ngọt). Vào mùa mưa bão, lực lượng Công an, Biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương phải tổ chức di dời người dân Long Thạnh Tây vào đất liền để trú tránh... Để ổn định đời sống người dân thôn Long Thạnh Tây, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã có kế hoạch tái định cư người dân “ốc đảo” này vào đất liền.

Từ xã Tam Quang (Núi Thành), chúng tôi lên phà để đến xã đảo Tam Hải. Và từ xã Tam Hải, được sự giúp đỡ của Đại úy Nguyễn Thành Nhơn, Phó trưởng Công an xã Tam Hải, chúng tôi đến nhà một người dân thôn Long Thạnh Đông để đi xuồng máy di chuyển tiếp khoảng 20 phút mới đến được "ốc đảo" Long Thạnh Tây.

Một góc "ốc đảo" Long Thạnh Tây, xã Tam Hải, huyện Núi Thành.

Vừa bước lên bờ, chúng tôi gặp đôi vợ chồng đã lớn tuổi đang loay hoay sửa chữa lại trụ rớ dùng đánh bắt tôm cá trên sông Trường Giang. Hỏi ra mới biết, người phụ nữ là bà Nguyễn Thị Loan (SN 1954).

Bà Loan chia sẻ rằng, cuộc sống của người dân thôn Long Thạnh Tây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

"Nơi đây nước ngọt rất khan hiếm. Vào mùa mưa, mỗi nhà đều sắm vật dụng để hứng trữ nước mưa sử dụng; đến mùa nắng thì phải dùng can chèo thuyền qua xã Tam Giang hoặc trung tâm xã Tam Hải chở nước ngọt về sinh hoạt. Người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt tôm cá trên sông Trường Giang và nuôi trồng thủy sản; số trai trẻ, nữ tú thì đi vào đất liền để làm ăn, thành gia lập thất, do đó hiện nay phần lớn người dân ở Long Thạnh Tây là người già cả, trẻ em", bà Loan nói.

Con đường chính chạy dọc giữa thôn Long Thạnh Tây, xã Tam Hải.
Người dân thôn Long Thạnh Tây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt tôm cá trên sông Trường Giang.

Ở thôn Long Thạnh Tây không có trường học nên học sinh các cấp học mỗi ngày phải thức dậy từ 4h sáng để đi nhờ thuyền qua xã Tam Giang học. Khổ nhất là vào mùa mưa bão, khi sóng to gió lớn thì các em phải nghỉ học ở nhà.

Bà Đỗ Thị Toàn (SN 1952, trú thôn Long Thạnh Tây) cho biết thêm, từ “ốc đảo” người dân trong thôn phải dùng thuyền máy của gia đình, hoặc mượn hàng xóm mỗi khi muốn vào đất liền để đi công việc, hoặc mua gạo, nhu yếu phẩm thiết yếu. Bên cạnh đó, thôn không có cơ sở y tế nên mỗi khi có người bị đau ốm cần cấp cứu, nhất là vào lúc nửa đêm, trong mùa mưa bão thì việc di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế trong đất liền gặp rất nhiều khó khăn, người dân phải dùng thuyền máy đưa người bệnh qua xã Tam Giang rồi sau đó gọi taxi hoặc xe cấp cứu chở đến cơ sở điều trị.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Minh Quang, Trưởng thôn Long Thạnh Tây, cho biết, thôn hiện có 101 hộ, 300 nhân khẩu; trong đó có đến 50 hộ từ 60 tuổi trở lên; khoảng 30 hộ dân trẻ tuổi của thôn Long Thạnh Tây đang đi làm ăn xa. Cả thôn có khoảng 40 em học sinh các cấp học từ mầm non đến THPT.

Ông Quang chia sẻ, nhiều người dân trong thôn cũng bày tỏ mong muốn được vào đất liền để sinh sống. Tuy có nguyện vọng vào đất liền, song người dân thôn Long Thạnh Tây mong rằng khi được bố trí tái định cư trong đất liền thì chính quyền các cấp cần quan tâm để cuộc sống tại nơi ở mới tốt hơn ở “ốc đảo”; nhất là tạo công ăn việc làm cho những người còn trong độ tuổi lao động.

Theo ông Nguyễn Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Tam Hải, chiếc phà của thôn Long Thạnh Tây bị hư hỏng từ đợt bão số 10 năm 2020 nên xã thống nhất đóng mới phà phục vụ việc đi lại của người dân nơi đây.

Người dân vào đất liền mua gạo chở ra "ốc đảo" Long Thạnh Tây.

Về kiến nghị được bố trí tái định cư trong đất liền của người dân Long Thạnh Tây, ông Tiến thông tin, ngày 10/2, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh và đoàn công tác của tỉnh, của huyện Núi Thành đã về thăm, làm việc với đại diện các hộ dân thôn Long Thạnh Tây; trong đó có nội dung thống nhất di dời toàn bộ người dân trong thôn vào tái định cư trong đất liền.

Ông Lê Trí Thanh khẳng định, việc di dời người dân thôn Long Thạnh Tây vào đất liền nhằm ổn định đời sống cho bà con. Sau khi di dời thì tỉnh sẽ quy hoạch "ốc đảo" này làm du lịch để khai thác quỹ đất, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Ngọc Thi

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文