Sạt lở - nguy hiểm nhưng khó dự báo sớm

07:39 22/11/2023

Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu. Càng ngày, tình trạng sạt lở càng xuất hiện nhiều và gây ra những hậu quả đau lòng, mất nhiều năm để khắc phục.

Trong bối cảnh thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều, đòi hỏi công tác dự báo cũng như bố trí di dời, tái định cư người dân ra khỏi nơi nguy hiểm phải được triển khai đồng bộ và gấp rút. Tuy nhiên, thực tế triển khai lại chưa đáp ứng được yêu cầu.

Chưa thể dự báo được vị trí cụ thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Mới đây, tại nghị trường quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh cho biết, Việt Nam là 1 trong 6 quốc gia bị ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu. Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT, để giảm thiểu thiệt hại, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Đề án khả năng dự báo và cảnh báo cho các địa phương. Bộ TN&MT cũng đã phối hợp với các địa phương thực hiện các bản đồ nền, tổng hợp những vùng sạt lở, nguy cơ sạt lở để quy hoạch, di dời dân cư theo dự báo sạt lở, tránh ảnh hưởng đến dân cư và ảnh hưởng đến sự phát triển. Bộ cũng đề xuất dự án về công trình và phi công trình phòng chống sạt lở.

"Hiện Đồng bằng sông Cửu Long có 16 dự án ODA gần 2 tỷ USD. Các chương trình mục tiêu quốc gia cũng gắn với việc phòng chống sạt lở", Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết.

 Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Lũ quét nhận định, sạt lở đất là những hiện tượng thiên tai thường xuất hiện trong thời gian ngắn với diễn biến nhanh, cục bộ trong khu vực hẹp và có sức tàn phá lớn. Nguyên nhân là do có những đợt mưa lớn kéo dài, địa hình chia cắt, mật độ sông suối phong phú. Đây là những yếu tố làm tăng khả năng xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Tuy vậy, ngoài những nguyên nhân trên, còn có sự tác động của con người, làm hủy hoại môi trường tự nhiên do khai thác mỏ, phá rừng, hay xây dựng không hợp lý. Thực tế những năm qua cho thấy thiên tai (nhất là lũ ống, lũ quét và sạt lở đất) đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi, gây thiệt hại lớn.

Điển hình như đợt mưa lũ tháng 10/2020 đã gây ra nhiều trận lũ quét, sạt lở đất tại Nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 ở tỉnh Thừa Thiên-Huế; sạt lở nghiêm trọng tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; các xã Trà Leng, Trà Vân và Phước Lộc ở tỉnh Quảng Nam… đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người dân, cán bộ, chiến sỹ và phá hủy nghiêm trọng nhiều cơ sở hạ tầng.

Theo ông Khiêm, lũ quét và sạt lở đất là những loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm, nhưng rất khó dự báo, cảnh báo. Thời gian cảnh báo lũ quét, sạt lở đất trước từ 3-6 giờ. “Từ năm 2022, Việt Nam đã tiếp nhận Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á (SEAFFGS). Đây là hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét đầu tiên sử dụng dữ liệu dự báo cực ngắn và được tích hợp một lượng lớn nhiều nguồn dữ liệu khác nhau”, ông Khiêm thông tin.

Tuy nhiên, SEAFFGS lại chưa thể hỗ trợ dự báo được vị trí cụ thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất, mà mới chỉ có thể hỗ trợ các dự báo viên phân tích, cảnh báo các ngưỡng mưa sinh lũ quét đối với mỗi tiểu lưu vực trong 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ và được cập nhật thường xuyên theo các khoảng thời gian tương ứng; vùng nguy cơ sạt lở đất trong 24 giờ tiếp theo với tần suất cập nhật 6 giờ/lần.

Vụ sạt lở kinh hoàng ngày 28/10/2020 tại thôn 1, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã khiến 22 người chết và mất tích.

Chậm di dời, bố trí tái định cư cho dân vùng thiên tai

Chỉ tính từ đầu năm đến cuối tháng 10, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và sạt lở bờ sông, bờ biển làm 149 người chết, mất tích, 118 người bị thương; làm sập 888 ngôi nhà, 14.278 nhà hư hỏng, tốc mái; trên 147 nghìn ha lúa, hoa màu ngập úng, thiệt hại, 3.499 ha nuôi trồng thủy sản, 103 lồng bè bị thiệt hại; 100,14 km đê, kè, kênh mương bị sạt lở. Tổng thiệt hại ước tính trên 6.807 tỷ đồng (chưa bao gồm thiệt hại do mưa lũ tại khu vực miền Trung).

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã nhận được báo cáo của 33 tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ 15.312 tỷ đồng để khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu, di dời, bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai, khắc phục khẩn cấp sạt lở. Trong đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổng hợp báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 7 tỉnh di dời, bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai với tổng kinh phí là 495 tỷ đồng. Tại Nghị quyết 134 của Quốc hội có yêu cầu Chính phủ xây dựng, triển khai Đề án tổng thể về sắp xếp, di dời, bố trí lại dân cư vùng có nguy cơ hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai.

Tại Quyết định 590 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu giai đoạn 2021-2025 bố trí ấn định cho 47.159 hộ vùng thiên tai. Tuy nhiên, giai đoạn 2021- 2022 mới bố trí ổn định được cho hơn 5.000 hộ. So với mục tiêu đề ra của Thủ tướng đến năm 2025 thì cả nước cần bố trí ổn định cho 42.000 hộ vùng có nguy cơ thiên tai nữa. Với tốc độ thực hiện như hiện nay thì nhiều khả năng sẽ không thực hiện đúng tiến độ.

Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, việc di dời người dân đang chậm vì công việc này cần sự phối hợp giữa trung ương với địa phương. Khi các địa phương bố trí các dự án tái định cư, khi được phê duyệt, vì nhiều lý do, không còn quỹ đất, nên phải điều chuyển, di dời, đây là một vấn đề lớn. Cùng với đó, các dự án bố trí tái định cư thường kèm theo điều kiện về đất sản xuất của người dân, việc bố trí đất sản xuất này tương đối khó khăn, kéo lùi tiến độ bố trí dân cư.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nêu trường hợp, các dự án đã bố trí tái định cư cho dân cư rồi, nhưng vẫn không phát huy được hiệu quả, bà con đến ở một thời gian, nhưng do thiếu sinh kế, không phù hợp văn hóa tập quán, bà con vẫn bỏ ra ngoài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đánh giá lại, thảo luận với các địa phương, trình với Chính phủ để bố trí các khu tái định cư không chỉ đạt hiệu quả về tái định cư, mà còn hình thành được cộng đồng phát triển bền vững, phát triển du lịch trong bối cảnh đất ngày hạn hẹp.

Ngọc Yến

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文